Lễ hội và sản phẩm du lịch
Ngày đăng: 22/01/2024; 295
THANH KÝ
 
Nói ở châu Á, Tết âm lịch là một lễ hội tiêu biểu trên thế giới. Có lẽ đây là dịp người dân chi tiêu, mua sắm nhiều nhất trong năm. Nghe nói ở Singapore, nhiều chương trình lễ hội được chính phủ nước này tổ chức ở cấp quốc gia, với sự phối hợp chặt chẽ của ngành du lịch, hàng không, khách sạn, bán lẻ hàng tiêu dùng, quà tặng, ẩm thực, giải trí... thu hút hàng vài chục triệu du khách quốc tế.
Theo thống kê của các cơ quan chức năng, không kể Tết âm lịch, nước ta có đến gần 10.000 lễ hội được tổ chức hàng năm. Trong khi ở nhiều nước, lễ hội là "cơ hội vàng" trong kinh doanh, thì điều đáng nói là các doanh nghiệp và nhà đầu tư trong nước vẫn chưa tận dụng được lợi thế, khai thác được tiềm năng, hoặc là mạnh ai nấy làm…
Đối với Vĩnh Phúc, với quan điểm tạo bước đột phá về phát triển dịch vụ, trong đó tập trung phát triển mạnh dịch vụ du lịch, đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, qua nhiều chặng đường phấn đấu, mục tiêu Vĩnh Phúc sẽ là một trong những trung tâm dịch vụ, du lịch của vùng và của cả nước vẫn chưa nhiều đậm nét.
Trên cơ sở các Nghị quyết của Tỉnh ủy, Vĩnh Phúc cũng đã xây dựng nhiều cơ chế, chính sách nhằm huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực cho phát triển dịch vụ, du lịch; tăng cường đầu tư các dự án xây dựng các khu dịch vụ, du lịch trọng điểm; tập trung đào tạo, bồi dưỡng phát triển nguồn nhân lực, trong đó chú chuyển đổi lao động từ khu vực nông nghiệp, nông thôn sang khu vực dịch vụ, du lịch… Tuy nhiên, tỷ trọng dịch vụ trong cơ cấu kinh tế vẫn còn thấp so với một số địa phương trong vùng. Phát triển du lịch cũng chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế của tỉnh; sản phẩm du lịch đơn điệu, thiếu hấp dẫn; chưa tạo được mối liên kết với các tỉnh, vùng, khu vực, quốc tế...
Nếu nói phát triển du lịch là tăng cường thu hút khách du lịch quốc tế và đẩy mạnh du lịch nội địa, thì lễ hội là yếu tố quan trọng kích thích cho hoạt động du lịch. Lợi ích kinh tế của nó không chỉ thể hiện ở doanh thu của các doanh nghiệp mà còn ở doanh thu xã hội từ du lịch. Lượng khách quốc tế và trong nước ngày một tăng đã khẳng định tiềm năng phát triển mạnh mẽ của du lịch văn hóa, mà hạt nhân là sức hút của những lễ hội giàu bản sắc. Vấn đề cốt lõi là, chúng ta vẫn chưa tạo ra nhiều sự kiện để du khách tham gia, lưu trú dài ngày hơn; trong khi đó bản thân các cấp chính quyền, nhà đầu tư và doanh nghiệp vẫn chưa tìm ra một giải pháp thực sự hiệu quả, tạo ra sự khác biệt, độc đáo và mang đến lợi ích cho khách hàng.
Cơ hội và tiềm năng đã được khẳng định, nhưng không thể chỉ là những khẩu hiệu chung chung, mà vấn đề trước mắt phải tạo lập được không khí văn hóa tại chính các điểm du lịch, vùng du lịch. Mặc dù văn hóa du lịch còn thể hiện ở những nguyên tắc cụ thể khác trong hoạt động kinh doanh, song cần có sự chọn lọc và điều chỉnh kịp thời, để lễ hội thực sự trở thành sản phẩm du lịch ấn tượng sâu sắc trong lòng du khách trong và ngoài nước.
 
T.K
Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Hệ thống văn bản

Thư viện Video

Khai mạc Triển lãm Gốm và Sách với chủ đề “Lửa ấm làng quê”
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Vĩnh Phúc - Bản hòa âm đất nước
Truyện ngắn: Trên chuyến tàu đêm - Tác giả: Minh Ánh
Gặp gỡ tác giả bài xẩm: Vĩnh Phúc tang tình
Bến trăng - Nhạc: Minh Đoàn, thơ: Hải Thanh, trình bày: Anh Tuấn
Truyện ngắn: Người vắng mặt của nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Truyện ngắn: Khoảng trời riêng; Đồng tiền rách của nhà văn Xuân Mai
Khát vọng phát triển: Vĩnh Phúc - khát vọng phồn vinh
Vĩnh Phúc khát vọng phồn vinh
Nét xưa Vĩnh Phúc
Văn Học Nghệ Thuật - Nơi Lưu Giữ Những Đời Văn
Báo cáo Tổng kết Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc 2018- đầu 2019
Triển lãm Mỹ thuật Trẻ Vĩnh Phúc tại Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc