Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024
UBND TỈNH VĨNH PHÚC
HỘI VĂN HỌC NGHỆ THUẬT
 
Số: 465/KH-VHNT
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
 
 
                      Vĩnh Phúc, ngày 21  tháng 11 năm 2023
 
 
KẾ HOẠCH: Chuyển đổi số năm 2024
 
Thực hiện Công văn số 1627/STTTT-CNTT ngày 13 tháng 11 năm 2023 của Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Vĩnh Phúc, về việc xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024; Hội Văn học Nghệ thuật Vĩnh Phúc xây dựng Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 của Hội, cụ thể như sau:
 
Phần I
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH NĂM 2023
 
I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN CÁC NHIỆM VỤ NĂM 2023
1. Nhận thức số
- Nhằm nâng cao nhận thức, hiểu biết cho cán bộ, hội viên về tầm quan trọng của chuyển đổi số đối với cuộc sống nói riêng của mỗi người và sự phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội nói chung của đất nước trên tinh thần “Chuyển đổi số giải quyết các vấn đề của xã hội vì một cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân”.
- Làm cho mỗi người cán bộ, hội viên và Nhân dân thấy được vai trò trung tâm và huy động được sự tham gia của toàn dân trong công cuộc chuyển đổi số quốc gia, thấy được ý nghĩa của chuyển đổi số như là một phương thức phát triển mới của đất nước trong thời gian tới, mở ra những không gian mới cho sự phát triển. Chuyển đổi số không phải là thêm một việc mới, mà chuyển đổi số là thêm một cách làm mới cho những việc hiện tại.
2. Thể chế số
- Tuyên truyền về chủ trương, đường lối, quan điểm của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về công tác chuyển đổi số và Ngày Chuyển đổi số quốc gia 10/10.
- Lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt tới 100% cán bộ, viên chức, hội viên của Hội toàn văn nội dung Chỉ thị 30-CT/TW về vai trò của báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet. Chỉ đạo các phòng, ban chuyên môn nghiêm túc thực hiện.
3. Hạ tầng nền tảng số
- Để đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, tăng cường quản lý báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet, từ năm 2017, Hội đã đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu làm việc trên môi trường mạng như nâng cấp, thay mới các máy tính cũ, mua phần mềm Internet với đường truyền tốc độ cao, giúp trang thông tin điện tử của Hội và phần mền quản lý văn bản hoạt động trơn tru, hiệu quả.
- Hội thành lập trang Thông tin điện tử với tên miền http://hoivhnt.vinhphuc.gov.vn nhằm tuyên truyền các đường lối, chính sách của Đảng, thông tin kịp thời những sự kiện mới, những tác phẩm văn học nghệ thuật đến công chúng, bạn đọc trong cả nước. Qua đó, đã tạo ra động lực mới cho sự phát triển VHNT tỉnh nhà, khẳng định vai trò, vị thế của VHNT trong sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước và khuyến khích văn nghệ sĩ sáng tạo.
4. Nhân lực số
- Thành lập Ban biên tập trang Website gồm 05 người, bao gồm toàn bộ thành viên ban biên tập tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc, đồng thời cũng là thành viên ban biên tập trang thông tin điện tử của Hội VHNT Vĩnh Phúc.
- Bố trí 01 cán bộ phụ trách quản trị mạng, nhận công văn đi đến qua phần mềm quản lý văn bản của tỉnh.
- Hoàn thiện các văn bản pháp luật, cơ chế, chính sách như hoàn thiện thủ tục xin giấy phép hoạt động trang Website, xây dựng quy chế hoạt động của Ban biên tập trang Website,... qua đó giúp công tác tuyên truyền đảm bảo chất lượng, triển khai hiệu quả, tích cực.
- Các thông tin, bài viết, tác phẩm khi đăng tải trên trang thông tin điện tử của Hội VHNT Vĩnh Phúc đều được ban biên tập thực hiện đầy đủ mọi quy định theo luật hiện hành và quy chế hoạt động của cơ quan chủ quản (gồm Luật báo chí, Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định liên quan…), không để xảy ra khiếu nại, sai sót, tranh chấp.
- Hằng năm, Hội đều cử cán bộ công nghệ thông tin tham gia các lớp đào tạo, tập huấn do Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh tổ chức, mua phần mềm diệt vi rút có bản quyền cài đặt trên các máy tính làm việc, qua đó ngăn chặn được tình trạng truy cập trái phép. Những thông tin xấu, độc hại sẽ được xử lý kịp thời. Vấn đề quản lý thông tin, quản lý tên miền, an ninh mạng, luôn được đảm bảo an toàn.
5. An toàn thông tin mạng
Hội đã đầu tư, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết đáp ứng yêu cầu làm việc trên môi trường mạng như nâng cấp, thay mới các máy tính cũ, mua phần mềm Internet với đường truyền tốc độ cao, giúp trang thông tin điện tử của Hội và phần mền quản lý văn bản đảm bảo an toàn thông tin, hoạt động trơn tru, hiệu quả.
6. Chính quyền số
- Phối hợp, tham mưu với cấp ủy, chính quyền trong chỉ đạo, định hướng, quản lý đối với công tác đẩy mạnh, lan tỏa các thông tin tích cực trên báo điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet. Tuyên truyền, giáo dục, vận động người sử dụng Intemet tuân thủ luật pháp, chuẩn mực đạo đức xã hội, văn hóa ứng xử trên không gian mạng. Đấu tranh, phản bác các quan điểm, thông tin sai trái, thù địch trên không gian mạng, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo, quản lý báo chí, xuất bản.
 - Thực hiện nghiêm chế độ thông tin tích cực trên báo điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet theo nội dung Chỉ thị 30-CT/TW.
- Phối hợp cung cấp thông tin định hướng báo chí, dư luận xã hội; tham mưu chỉ đạo, xử lý các vấn đề báo chí phản ánh, dư luận quan tâm được Lãnh đạo Hội theo dõi, chỉ đạo, định hướng kịp thời, bám sát với tình hình thực tiễn; chủ động nắm bắt các sự kiện… đảm bảo khách quan, chính xác, có trọng tâm, trọng điểm.
- Tiếp tục thực hiện nghiêm nguyên tắc một đầu mối trong chỉ đạo, định hướng thông tin, bảo đảm việc chỉ đạo, cung cấp thông tin thống nhất, kịp thời và thuyết phục, nhất là những vấn đề quan trọng, phức tạp, nhạy cảm, bảo đảm để báo chí giữ vững vai trò định hướng, chi phối thông tin trong xã hội…
- Mở chuyên trang, chuyên mục tuyên truyền việc thực hiện Chỉ thị 05-CT/TW của Bộ Chính trị về đẩy mạnh “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Nghị quyết Trung ương 4, khóa XII của Đảng, tuyên truyền thực hiện Đề án 01 của Tỉnh ủy Vĩnh Phúc; Chỉ thị 23-CT/TW của Ban Bí thư; Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị; Chỉ thị 43-CT/TU của BTV Tỉnh ủy; Chương trình hành động số 51 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh... Kết quả, từ năm 2017 đến nay, ngoài đăng tải tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc định kỳ, trang Website của Hội còn đăng tải trên 40 tác phẩm truyện ngắn, ký, ghi chép; 120 tác phẩm thơ, sân khấu; 75 tác phẩm mỹ thuật, nhiếp ảnh; 25 tác phẩm âm nhạc cùng các video có nội dung liên quan đến công tác tuyên truyền của Hội.
- Phân công phóng viên, biên tập viên đi cơ sở, bám sát thực tế cuộc sống, sáng tác, viết bài phản ánh kịp thời trên Tạp chí Văn nghệ Vĩnh Phúc, trang Website và gửi bài cộng tác với báo điện tử của một số cơ quan báo chí khác như báo điện tử của Báo Vĩnh Phúc, Cổng thông tin giao tiếp điện tử, Đài phát thanh truyền hình Vĩnh Phúc cùng các cơ quan báo chí điện tử Trung ương...
7. Xã hội số
- 100% cán bộ Hội đều đã hoàn thành việc kê khai thông tin cá nhân và làm mã định danh điện tử
- Các thủ tục về bảo hiểm y tế, bảo hiểm thân thể của cán bộ được làm trên hệ thống phần mềm quản lý chung của tỉnh.
II. KHÓ KHĂN, VƯỚNG MẮC, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN CỦA HẠN CHẾ
1. Hạn chế, khuyết điểm
- Việc nhận thức của cán bộ, hội viên về vai trò, vị trí của báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet hiệu quả còn chưa cao.
- Nguồn nhân lực đảm nhận trang Website còn thiếu. Hầu hết cán bộ đều làm kiêm nhiệm. Chưa có cán bộ có chuyên môn đào tạo chính quy trong lĩnh vực công nghệ thông tin.
- Hội viên của Hội bên cạnh một số hội viên sử dụng thành thạo việc truy cập các trang mạng điện tử, phần lớn còn lại đều có tuổi, nên nhận thức về  công nghệ thông tin còn hạn chế.
- Nguồn vốn đầu tư duy trì trang Thông tin điện tử lấy từ ngân sách chi chuyên môn của Hội, chưa được cấp kinh phí, nhuận bút đăng tải trang Thông tin điện tử không có, nên việc hoạt động trang Thông tin điện tử còn cầm chừng.
 2. Nguyên nhân hạn chế
2.1. Nguyên nhân khách quan
- Công tác xã hội hóa các hoạt động VHNT khó khăn và chưa có giải pháp phù hợp.
- Ngân sách đầu tư cho văn học nghệ thuật còn hạn hẹp. Cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ cho công tác văn hóa văn nghệ còn thiếu.
2.2. Nguyên nhân chủ quan
- Việc nhận thức của cán bộ, hội viên về vai trò, vị trí của báo chí điện tử, mạng xã hội và các loại hình truyền thông khác trên Internet hiệu quả còn chưa cao.
- Năng lực cán bộ Hội và chi hội còn có những mặt hạn chế, chưa theo kịp tình hình.
Phần II
NỘI DUNG KẾ HOẠCH
I. CĂN CỨ LẬP KẾ HOẠCH
- Thực hiện Chỉ thị số 23-CT/TU ngày 16/5/2022 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về tăng cường công tác lãnh đạo của Đảng đối với quá trình chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Chỉ thị số 04/CT-UBND ngày 25/01/2022 của Chủ tịch UBND tỉnh về việc thúc đẩy Chuyển đổi số tỉnh Vĩnh Phúc; Quyết định số 2795/QĐ-UBND ngày 13/11/2020 của UBND tỉnh về việc phê duyệt Kiến trúc Chính quyền điện tử tỉnh Vĩnh Phúc, phiên bản 2.0; Quyết định của UBND tỉnh về việc giao chỉ tiêu, nhiệm vụ chuyển đổi số cho Thủ trưởng các cơ quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Kế hoạch số 193/KH-UBND ngày 26/7/2022 của UBND tỉnh về Chuyển đổi số, phát triển chính quyền số, kinh tế số, xã hội số tỉnh Vĩnh Phúc đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030; Kế hoạch số 27/KH-UBND ngày 08/02/2022 của UBND tỉnh về việc triển khai thực hiện Quyết định số 06/QĐ-TTg ngày 06/01/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn đến 2030. Giai đoạn 2021 - 2025, Hội sẽ tăng cường công tác chuyển đổi số để mỗi cán bộ, hội viên cập nhật công nghệ, thấy được ý nghĩa của chuyển đổi số như là một phương thức phát triển mới của đất nước trong thời gian tới, mở ra những không gian mới cho sự phát triển. Chuyển đổi số không phải là thêm một việc mới, mà chuyển đổi số là thêm một cách làm mới cho những việc hiện tại.
II. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP
- Không ngừng đổi mới tư duy, chỉ đạo quản lý báo chí điện tử theo kịp với sự phát triển của công nghệ internet, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong thời kỳ đẩy mạnh cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế.
- Bổ sung những chế tài đủ mạnh đối với việc đưa tin sai sự thật, bôi nhọ, xúc phạm đến tổ chức, cá nhân, chống phá Đảng, Nhà nước.
- Cung cấp thông tin kịp thời, làm chủ thông tin, lấy thông tin tích cực, đấu tranh chống lại các luận điệu sai trái, phản động trên internet.
Trên đây là Kế hoạch chuyển đổi số năm 2024 của Hội VHNT Vĩnh Phúc. Trong quá trình triển khai, tổ chức thực hiện, nếu phát sinh những vướng mắc, Hội VHNT Vĩnh Phúc sẽ có báo cáo cụ thể.
Trân trọng!
 
 
Nơi nhận:                                                                         
- BTG Tỉnh uỷ (b/c);                                      
- CT, PCT Hội;
- CPVP Hội;
- Lư­u: VT.       
CHỦ TỊCH
 
 
 
 
 Bùi Xuân Thanh
 
 

 

Lọc thông báo
Thuộc nhóm:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách thông báo
  • Xem nội dung thông báo

Thư viện Video

Khai mạc Triển lãm Gốm và Sách với chủ đề “Lửa ấm làng quê”
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Vĩnh Phúc - Bản hòa âm đất nước
Truyện ngắn: Trên chuyến tàu đêm - Tác giả: Minh Ánh
Gặp gỡ tác giả bài xẩm: Vĩnh Phúc tang tình
Bến trăng - Nhạc: Minh Đoàn, thơ: Hải Thanh, trình bày: Anh Tuấn
Truyện ngắn: Người vắng mặt của nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Truyện ngắn: Khoảng trời riêng; Đồng tiền rách của nhà văn Xuân Mai
Khát vọng phát triển: Vĩnh Phúc - khát vọng phồn vinh
Vĩnh Phúc khát vọng phồn vinh
Nét xưa Vĩnh Phúc
Văn Học Nghệ Thuật - Nơi Lưu Giữ Những Đời Văn
Báo cáo Tổng kết Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc 2018- đầu 2019
Triển lãm Mỹ thuật Trẻ Vĩnh Phúc tại Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc