Để hiểu bài “Tân niên tác” của Lưu Trường Khanh (714 - 790?) - Nhà thơ Trung Quốc thời thịnh Đường
Ngày đăng: 05/05/2022; 48
                                                                         TRẦN TRỌNG SÂM
Nguyên văn
 
 
 
Âm Hán Việt
Tân niên tác
 
Hương tâm tân tuế thiết,
Thiên bạn độc san nhiên.
Lão chí cư nhân hạ,
Xuân quy tại khách tiên.
Lĩnh viên đồng đán mộ,
Giang liễu cộng phong yên.
Dĩ tự Trường Sa phó,
Tòng kim hựu kỷ niên?
1. Chú thích:
+ Hương tâm (): Lòng nhớ quê hương
+ Thiết (): Tha thiết, bức thiết
+ Thiên bạn (): Chân trời, nơi xa xôi
+ San nhiên (): Ứa nước mắt
+ Câu “Lão chí cư nhân hạ”(): Ý muốn nói tuổi già đến rồi, chức quan lại thấp, phải lép vế, ký thác thân mình ở nơi hèn kém nhất, dưới mọi người.
+ Câu “Xuân quy tại khách tiên”(): Ý muốn nói đến kỳ hạn xuân về ngay với đất trời, thế mà tết rồi mình vẫn chưa được về quê hương, nên nói “Xuân đã về trước mình”.
+ Khách () ở đây tác giả tự ví mình là khách.
+ Tiên () ở đây là trước chứ không phải ông tiên.
+ Xuân quy () nhà thơ Ngô Văn Phú phiên âm là xuân cư, nên đã chuyển tứ thơ từ quyvề sang . Vì vậy đã hiểu sai hoàn toàn ý câu “Xuân quy tại khách tiên”.
+ Lĩnh (): Là Lĩnh Nam, vùng núi tận cùng phía Nam Trung Quốc. Thời Đường chưa được khai phá, là nơi hoang vu, rừng thiêng nước độc, dân cư thưa thớt.
+ Đán mộ (): Sớm chiều.
+ Phong yên (): Nghĩa đen là gió và khói, ám chỉ sự khắc nghiệt của thời tiết đối với sự sống trong trời đất, nghĩa là rừng liễu chịu đựng khắt khe khí hậu như thế nào thì nhà thơ cũng phải chịu đựng như vậy.
+ Trường Sa phó (): Là Thái phó Trường Sa Vương Giả Nghị. Đời Tây Hán, Giả Nghị là đại tài tử, lúc còn trẻ đã được Hán Văn đế trọng dụng, được phong làm bác sĩ; chưa đến một năm được đề bạt lên Trung Đại phu, nhưng gặp phải quần thần đố kỵ, bị giáng chức xuống làm Thái phó cho Trường Sa Vương.
(Trong phiên âm của nhà thơ Ngô Văn Phú và Lê Nguyễn Lưu “Trường Sa phó”“Trường Sa truyện”. Vì chữ “truyện” (傳) và chữ “phó” () nhìn tựa giống nhau, hai vị đã phiên âm nhầm, nên in sai chữ “phó” thành chữ “truyện”).
 2. Dịch nghĩa:
Để hiểu bài thơ này, phải nắm được xuất xứ của bài thơ, hoàn cảnh cụ thể của Liễu Trường Khanh thời ấy.
Năm mới đúng là lúc mọi người trong gia đình tụ hội đoàn viên, còn nhà thơ  - một vị trưởng quan Tô Châu thuộc vùng đất Giang Nam giàu có, nơi gạo trắng nước trong, phải giáng chức đến miền biên giới cực Nam Trung - Việt, nơi nước độc rừng thiêng, khỉ ho cò gáy. Trường Sa đời Hán và Lĩnh Nam đời Đường đều là nơi chưa được khai phá, vẫn còn hoang vu. Nhà thơ tự thấy mình cũng có tài năng giúp nước nhưng bị quần thần đố kỵ mà bị giáng chức như Giả Nghị. Ở trong hoàn cảnh như vậy, một mình thân cô thế cô, xa người thân ngàn dặm, Lưu Trường Khanh tự nhiên ngổn ngang trăm mối tơ vò nên đã làm bài thơ này vào tết đầu tiên nơi bị đày ải. Dịch nghĩa như sau:
Thơ làm đầu năm mới
Lòng nhớ quê vào đầu năm mới càng thêm bức thiết,
Phiêu bạt chân trời chỉ biết ứa nước mắt một mình.
Tuổi già rồi vẫn phải ở nơi đất khách,
Xuân về với đất trời trước mình rồi.
Ở Lĩnh Nam, sớm chiều chỉ biết làm bạn với vượn và khỉ,
Hoặc vật vờ sương khói với rặng liễu bên sông.
Ta nay chẳng khác gì Thái phó Trường Sa Vương Giả Nghị đời Tây Hán,
Không biết ngày trở về, từ nay còn phải đợi đến mấy năm.
Dưới đây xin giới thiệu 2 bài dịch của Ngô Văn Phú và Lê Nguyễn Lưu để bạn đọc tham khảo:
Bản dịch của Ngô Văn Phú:
Dịch nghĩa:
Thơ năm mới
Lòng hướng về làng, năm mới rộn rã,
Trước trời nước mênh mang chỉ có một mình.
Già đến vẫn nhờ nơi nhà người,
Ngôi nhà xuân có khách tiên ở.
Vượn núi ở chung sớm tối,
Liễu bên sông cùng với gió khói.
Lại nghĩ truyện Trường Sa xưa,
Cho đến nay đã bao nhiêu năm rồi.
Dịch thơ:
Nhớ làng năm mới thiết tha,
Mênh mang trời nước, mình ta chốn này.
Già rồi, vẫn nghĩ nhà ai,
Nhà xuân có khách tiên nay bạn cùng.
Sớm chiều vượn núi ở chung,
Gió sương cùng liễu bên sông bộn bề.
Truyện Trường Sa mãi vẫn kia,
Tháng ngày qua vút kể đà mấy năm.
(300 bài thơ Đường, Nxb. Hội Nhà văn, 2001 trang 434)
 
Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu:
Dịch xuôi:
Thơ làm lúc năm mới
Năm mới, lòng nhớ quê càng thiết tha,
Bên góc trời một mình sa dòng lệ.
Già rồi vẫn ở nhờ người ta,
Xuân đến trước với kẻ xa xôi.
Chỉ có vượn núi sớm chiều cùng nhau,
Liễu bên sông chung với gió và khói
Đã giống với ông Trường Sa truyện
Từ nay về sau lại bao năm nữa?
Dịch thơ:
Năm mới nhớ quê nhà,
Chân trời giọt lệ sa.
Già còn nương cửa họ,
Xuân trước đến người xa.
Vượn núi mai chiều giục,
Liễu sóng gió khó nhòa.
Khác chi đời Giả Nghị,
Sau nữa mấy năm qua!
 
(Đường thi tuyển dịch, Nxb. Thuận Hóa, 1997, trang 934)
 
                                                                                     T.T.S
Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Hệ thống văn bản

Thư viện Video

Khai mạc Triển lãm Gốm và Sách với chủ đề “Lửa ấm làng quê”
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Vĩnh Phúc - Bản hòa âm đất nước
Truyện ngắn: Trên chuyến tàu đêm - Tác giả: Minh Ánh
Gặp gỡ tác giả bài xẩm: Vĩnh Phúc tang tình
Bến trăng - Nhạc: Minh Đoàn, thơ: Hải Thanh, trình bày: Anh Tuấn
Truyện ngắn: Người vắng mặt của nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Truyện ngắn: Khoảng trời riêng; Đồng tiền rách của nhà văn Xuân Mai
Khát vọng phát triển: Vĩnh Phúc - khát vọng phồn vinh
Vĩnh Phúc khát vọng phồn vinh
Nét xưa Vĩnh Phúc
Văn Học Nghệ Thuật - Nơi Lưu Giữ Những Đời Văn
Báo cáo Tổng kết Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc 2018- đầu 2019
Triển lãm Mỹ thuật Trẻ Vĩnh Phúc tại Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc