Mùa táo mèo chín thậm
Ngày đăng: 20/12/2024; 55
 
Truyện ngắn
NGUYỄN THU TRANG
 
Trưa trật mới đi làm về, đập vào mắt Tuyền là một bao tải màu trắng buộc ngang lưng bằng dây vải đặt trên ba viên gạch kê ở phía góc trái cổng nhà. Bà cụ nhà bên thấy tiếng cửa lạch cạch, ngó qua lỗ khoá nói với Tuyền:
  • Cô Tuyền đi làm về rồi à? Nãy có chú gì bảo gửi cho cô cái tải để ở cổng đấy, cô nom thấy chửa.
  • Dạ vâng, cháu thấy rồi bà ạ!
Tuyền nhanh tay cởi dây buộc ngó vào trong tải, mùi thơm mát toả ra không lẫn vào đâu được - mùi táo mèo chín thậm.
 
  • Họ mạc nhà cô hay người bán hàng đấy? Tôi bảo chú đợi đấy cô sắp về mà thấy chú ấy vội vội là…
Vương trong đáy mắt và nỗi nhớ của Tuyền là vùng đất Than Uyên xa ngút với những ngọn núi trùng điệp, xanh thẫm. Mảnh đất ấy mỗi độ tháng Mười về, những vạt táo mèo bắt đầu chín rộ, vàng tươm toả mùi thơm ngạt ngào trong nắng. Tuyền nhớ hình ảnh Sinh vin cành cho cô nhón chân hái những quả táo mèo vàng ruộm thả vào cái túi vải đeo bên sườn cùng những lời cô nói với Sinh bên thác Nà Khằm năm ấy, rằng:
  • Em lúc nào cũng nghĩ gia đình mình ở đây là tạm thời, khi bố mẹ em còn đang công tác. Đến lúc nghỉ hưu, chắc gia đình em sẽ về xuôi thôi. Cậu em đã xin việc cho em ở dưới đó rồi, công việc đang thuận lợi em không thể bỏ được. Anh khóc đấy à? Anh là đàn ông và có lý nào để anh khóc chứ. Vì anh chả nói gì, mà em cũng có hứa hẹn gì với anh đâu nhỉ...
Tuyền liến thoắng, cốt để không cho Sinh nói ra lời níu kéo, phân trần, trách giận. Đúng là Sinh chưa dám thổ lộ lời yêu nhưng đến người ngoài cũng nhận ra tình cảm của Sinh dành cho Tuyền thì có lẽ nào cô lại không biết người con trai hơn mình bốn tuổi này yêu cô bằng một tình yêu vừa say đắm, thẫn thờ lại vừa e dè, lo sợ. Như ngắm giọt sương long lạnh bậu trên cành lá, muốn lại gần hứng trọn vào lòng bàn tay mà lại sợ nỗi vụng về làm rớt tan sương.
 
***
 
Sống ở phố huyện Than Uyên ngày ấy là những gia đình quê gốc Thái Bình, Nam Định, Vĩnh Phú, Hà Tây… Cách biệt với khu bản làng của người dân tộc thiểu số ở bên kia cánh đồng. Cả bố mẹ Tuyền, bố mẹ Sinh cũng đều là người dưới xuôi lên đây theo chủ trương phát triển kinh tế - xã hội miền núi phía Bắc. Ý định ban đầu là đi xa lập nghiệp vài năm rồi trở về quê nhưng năm tháng và tình người đã buộc chặt những con người trẻ trung của miền xuôi với núi. Thêm những căn nhà mới xây tiếp nối những căn nhà nép mình bên bóng núi. Thêm những đứa bé em bụ bẫm, nhoay nhoay, giãy giãy bên sườn đứa anh chị, cất tiếng khóc váng chào núi mỗi buổi sáng bố mẹ mở cửa đi làm. Thêm những toán chị em, anh em lũn chũn dắt nhau đi học trên con đường quanh co, trên đầu lãng đãng mây trắng. Người ta vẫn hay nói “bán anh em xa mua láng giềng gần”, thế nên những cặp vợ chồng trẻ lập nghiệp xa quê sống tụm lại một khu, toàn là người Kinh. Họ đối xử với nhau thân thiết, gắn bó như anh em họ hàng. Nhà Tuyền chỉ có hai chị em gái, bố Tuyền luôn nói thèm khát có con trai “một đứa con trai thôi cũng hơn đứt hai con vịt giời”. Nhưng ông cũng chỉ chép miệng vậy chứ không dám xé rào chính sách vì sợ, nếu liều phá vỡ kế hoạch thì chắc chắn bị kỷ luật mà lấy gì chắc chắn sẽ là con trai. Bởi vậy bố rất quý đứa con trai của gia đình hàng xóm, đó là Sinh. Còn Tuyền thì ghét ngấm ghét ngầm, coi Sinh như là nguồn cơn khiến ba mẹ con Tuyền táo tác, hoảng loạn mỗi khi bố dằn mạnh chén rượu xuống mâm cơm:
  • Mẹ mày là loại không biết đẻ. Mỗi việc đẻ ra một đứa con trai cũng không xong.
Rồi bố dứ dứ ngón tay vào trán hai chị em Tuyền, đôi mắt ngầu đỏ:
  • Sau này có nhờ nhõi gì được chúng mày không hả lũ con gái cái bòn…
Không chỉ có các cặp bố mẹ tầm tầm tuổi nhau mà bọn trẻ con ở khu phố núi này cũng sàn sàn một lứa. Hơn kém nhau một vài tuổi nên chí choé những trưa hè nhảy dây, đánh chắt, chơi ô ăn quan, bắn bi, đánh đáo và thũng thẵng những tháng ngày đi học với vô số các trò nghịch dại.
Là con trai nhưng Sinh hiền lành, rụt rè. Tuyền thì khác, nhanh nhảu, đanh đá, đầu têu các trò nghịch ngợm của lũ trẻ. Có lẽ chính vì trái ngược mà Tuyền có sức hút đối với Sinh. Sinh rất thích đi cùng để được tham gia hoặc chỉ đứng nhìn các trò “náo động” do Tuyền cầm đầu. Hồi đó, mọi người ở phố huyện đã quen với cảnh cu Sinh đứng chờ con bé nhà Hoa Quyền (tên bố mẹ Tuyền) tan học, dù nắng hay mưa Sinh cứ ngồi chầu rìa gốc cây hay ghé cửa sổ xem Tuyền làm quản ca, lấy điệu cho cả lớp hát bài hát nào đó trước khi túa ra cổng trường mỗi chiều. Cũng có hôm lớp Tuyền ra trước, Sinh nhớn nhác chạy theo, nhìn thấy Tuyền đang đi ở đoạn đường phía trước cậu mới yên tâm lụi cụi bám sau. Nhưng đáp lại sự nhẫn nại của Sinh, Tuyền luôn tỏ ra cáu sườn, bực bội:
  • Cút về trước đi, ai cho đi cùng?
  • Nhưng, bố em bảo anh phải đợi em về cùng mà!
  • Ai cần! Cấm không được đến gần chỗ bọn này chơi, nghe chưa.
  • Ơ...
Thành thói quen, Tuyền và đám bạn buổi tan học nào cũng nhởn nhơ, la cà rồi mới về nhà. Sinh như gã mục đồng lẽo đẽo theo sau đám
 
dê non bát nháo, vừa chú mục quan sát lại vừa tỏ vẻ lơ đãng không liên quan nếu Tuyền quay lại trừng mắt xua đuổi. Bình thường, Sinh cứ đi cách sau một quãng nhưng nếu Tuyền cùng mấy đứa bạn vứt cặp sách xuống vệ đường, xắn quần móng lợn, nhảy cỡn lên để hái quả đùm đũm, quả sim chín thì Sinh ngay lập tức có mặt, leo lên vách đá, vít cong cành có nhiều quả chín cho Tuyền. Chiều nào Tuyền cũng phải kiếm cái gì đó bỏ vào miệng trên đường đi học về. Tuyền rủ mấy đứa bạn cúi lom khom đào củ dong riềng, bẻ ngô, đào trộm khoai đem ra bãi chia nhau. Rồi khi mấy đứa con gái ngồi sau tảng đá mà chưa biết làm thế nào giải quyết được chiến lợi phẩm lấy trộm ở ruộng, Tuyền ngoái lại, hất hàm bảo Sinh:
- Ê, nhóm lửa hộ cái!
Như chỉ chờ được Tuyền sai bảo, Sinh vui quáng vui quàng vơ mấy cành củi gộc, chụm tay đánh diêm, phùng mang thổi lửa. Khi lửa than hồng rực, mùi khoai, ngô nướng thơm lừng thì Sinh lại lùi ra xa một khoảng đứng cảnh giới, mắt nhìn như thôi miên với nhất cử nhất động của Tuyền, thỉnh thoảng cười hôi theo mấy con nhóc đùa nhau inh ỏi trên bãi cỏ.
 
***
 
Hết cấp III, Tuyền xuống Hà Nội học Trường Cao đẳng Kế toán. Lo Tuyền về đóhu này chửi vào mặt bố mày nhé.
  • Nhưng con không có tình cảm với anh Sinh thật mà, với lại con chưa học xong, bố đừng bắt con vô lý thế chứ! Hu… hu… hu.
  • Hơ, ai làm gì mà mày khóc. Cưới đi, chẳng may nhỡ bà bên ấy có mệnh hệ gì thì còn kịp. Cưới rồi cho mày đi học nốt, ai cấm. Xong thì về huyện, sẵn nong sẵn né thế là yên đời con ạ! - Bố Tuyền kết thúc bữa ăn bằng lời tuyên bố độc đoán.
Tuyền miễn cưỡng cùng mẹ sang nhà Sinh. Ngôi nhà hai tầng khang trang nằm cuối ngõ yên ắng, vắng vẻ. Mẹ Sinh ngồi dựa lưng trên giường thở dốc, mùi thuốc bắc đang sắc bay khắp nhà. Thấy mẹ con Tuyền bước vào bà gượng người nhỏm dậy.
  • Chị và cháu sang chơi. Hai mẹ con ngồi uống nước. Anh nhà tôi và thằng Sinh đi vào bản lấy thuốc, chắc phải tối mới về…
Mẹ Tuyền bước vội đến đỡ tay bác Nhài:
  • Chị cứ ngồi xuống cho đỡ mệt. Cháu Tuyền mới về hôm qua, em và cháu sang thăm chị. Chị thấy trong người thế nào rồi?
  • Tôi thấy cũng đỡ đỡ, anh nhà tôi nghe bác sĩ bảo bệnh mãn tính nên phải kiên trì chữa lâu dài. Thằng Sinh gọi người bán xe máy, bán ti vi và mấy cây vàng nó cóp để khi lấy vợ. Nó bảo: “Người làm ra của chứ của có làm ra người đâu, phải mua thuốc đặc trị chứ không chữa nhì
 
nhằng được. Mẹ Yên, sau này con làm ra lại mua về đầy đủ hết”.
Tuyền ngồi ở mép giường. Bác Nhài trìu mến đưa tay vuốt tóc, nhỏ nhẹ bảo:
  • Tuyền tháng mấy thì ra trường cháu? Nhanh quá, ngày nào còn bắt nạt thằng Sinh phải ôm cặp sách với đem củ dong riềng luộc đến lớp cho, thế mà giờ lại sắp học xong cao đẳng rồi. Ra trường cháu về huyện mình công tác chứ? Làm uỷ ban vừa gần gựa lại tiện cả đôi đường cháu ạ.
Bàn tay âm ấm, rơm rớp mồ hôi của bác Nhài nắm chặt tay Tuyền khiến cô nhột nhạt lo lắng. Tuyền đưa mắt nhìn quanh, trong đầu hình dung: Mình đã quen với cuộc sống tấp nập rồi, về ở trong ngôi nhà quen thuộc từ lúc lọt lòng mà nhiều khi còn cứ bồn chồn muốn chạy trốn khỏi cảnh sống nghèo nghèo, buồn tẻ, sẽ ra sao nếu mình về ở trong ngôi nhà này với một người mà cố lắm cũng không chút rung động nào…
Tối ấy, Tuyền dứt khoát đặt chiếc điện thoại nhỏ xinh vào tay Sinh, cái điện thoại mà cô thỉnh thoảng lôi ra nhắn tin hay xem giờ một cách kiêu hãnh ở giảng đường, cái điện thoại mà Sinh chẳng mấy khi nhận được tin nhắn hồi âm vì Tuyền đổi sim liên tục. Cô nói như van vỉ:
  • Anh cầm lại điện thoại giúp em. Bố em không thích em dùng điện thoại của anh. Bác Nhài đang ốm, anh cố gắng chăm sóc bác cho chu đáo nhé. Em cũng không biết nói gì cả, mong bác nhanh khỏi bệnh và mạnh khoẻ.
Sinh buồn bã nhét lại chiếc điện thoại vào túi của Tuyền. Gần hai tháng nay anh đau đớn và lo lắng khi biết bệnh tình của mẹ. Người mẹ chắt chiu, chịu khó, dịu dàng mà kiên cường động viên anh biết sống mạnh mẽ, bao bọc yêu thương và giúp đỡ mọi người. Trong anh giờ chỉ còn cảm giác trống rỗng hoang hoải buồn. Anh cảm thấy mình không còn đủ nhiệt tình và hứng thú để đuổi theo vồ chụp cánh bướm rập rờn bên vạt cải hoa trắng xen lẫn hoa vàng.
  • Em cứ cầm lấy đi, anh cho em mà. Cảm ơn em đã sang thăm động viên mẹ anh.
 
***
 
Cầm bằng tốt nghiệp, Tuyền bắt xe vào chào cậu mợ và các em để về núi. Mợ giữ Tuyền lại chơi với các em một hôm, vì về trên ấy rồi biết bao giờ mới có dịp xuống dưới này. Cậu đi làm về, người nồng nặc mùi bia, nghe mợ kể bèn rút điện thoại gọi cho bố mẹ Tuyền, giọng oang
 
oang của một ông trưởng phòng uy lực:
  • Chị à, con Tuyền tốt nghiệp rồi để em xin việc cho nó dưới này. Anh chị yên tâm, em nhắm được một chỗ rồi. Mà nốt sang năm chị nghỉ hưu thì cũng nên về xuôi cho có chị có em. Đất vườn nhà rộng, bố mẹ vẫn bảo để phần chị một ô đấy, về mà xây nhà ở dưỡng già chứ định sống đến cuối đời ở nơi khỉ ho cò gáy đấy à...
Rồi quay sang Tuyền, cậu nói:
  • Mày kệ bố mẹ mày, không phải về trên ấy nữa. Ở lại đây, đầu tuần tới cậu đưa sang chỗ trường cấp II nội đô, bà hiệu trưởng trường ấy từng nhờ tao khối việc, chắc sẽ ổn thôi.
Mợ đưa Tuyền đến trường cấp II mà cậu đã “rào đón” trong điện thoại. Sau khi nhìn Tuyền một lượt, bà hiệu trưởng bảo với mợ Tuyền:
  • Tôi nể chỗ anh nhà chị lắm đấy, tôi nhận cháu vào làm từ tuần sau nhé.
Thế là Tuyền trở thành thủ quỹ của một trường cấp II nội đô. Hai năm sau Tuyền trở thành con dâu của bà hiệu trưởng. Trước khi nghỉ hưu bà đã đưa Tuyền ngồi vào vị trí kế toán của trường cấp II hiện tại, cũng trường nội đô, do một người em thân thiết của bà làm quản lý.
Thấm thoắt đã bảy, tám năm trôi qua. Bố Tuyền dạo đó cứ khăng khăng:
  • Ở đâu âu đấy, tao cả đời làm việc trên này, bây giờ quanh đây là anh em thân thiết, về quê giờ chỗ nào cũng lạ, có biết nhà nào với nhà nào đâu, rồi chơi với ai. Thôi, tao cứ ở đây, mẹ con mày thích thì về xuôi mà ở gần cậu.
Mẹ Tuyền đành chịu. Thực ra bà ở đây cũng quen rồi, sẽ chẳng sốt ruột sốt gan nếu cậu không nheo nhéo gọi điện nhiếc: “Chị thật là mất gốc”.
 
***
 
Một biến cố xảy ra và đó là lý do khiến gia đình Tuyền được đoàn tụ ở quê xuôi. Đó là năm ngoái Sinh làm đám cưới. Vợ Sinh, nghe đâu cũng là con cái của gia đình ở phố huyện Than Uyên, kém anh hơn chục tuổi. “Con bé đó biết nghe lời lại khôn ranh, lấy thằng Sinh tuy cứng tuổi tí nhưng kinh tế khá, gia đình cơ bản” - Bố Tuyền bảo thế lúc gọi điện thông báo cho cô về mừng đám cưới Sinh.
 
Trong đám cưới Sinh, bố Tuyền uống rất nhiều rượu. Uống để mừng cho thằng rể hụt, uống vì ông đã giải toả được nỗi day dứt lâu nay trong lòng. Khi mà Sinh cứ mãi chả chịu lấy ai thì ông thấy đau đớn như con đẻ mình bị bội hôn chứ không phải con nhà hàng xóm. Và ông sẽ còn day dứt khôn nguôi với cả bố mẹ Sinh. Cái bà Nhài đẹp người đẹp nết, lúc qua đời cả khu ai cũng thương. Càng thương hơn khi tròn sáu tháng sau thì bố Sinh cũng trúng gió mất đột ngột. Đi nhanh như thể ông bà nhà đấy đã hẹn nhau dưới suối vàng. Giờ Sinh có vợ, thể tất ông đã trút được gánh nặng trong lòng với cả người sống và người đã khuất.
Trận rượu này bố Tuyền uống như thể lần cuối cùng được uống, vui như chưa bao giờ vui thế. Hưng phấn cao độ, ông vật người lên cơn cao huyết áp ngay bữa chiều của đám cưới. Cậu của Tuyền tức tốc gọi điện điều xe cứu thương chuyển bệnh viện tuyến trên. Một tháng sau, bố Tuyền r lạ nước lạ cái, mẹ dặn Tuyền: “Thứ Bảy hằng tuần chờ ở phòng trực tầng 1 ký túc xá nhận điện thoại mẹ gọi từ bưu điện huyện xuống”. Là mẹ lo thừa, bởi Tuyền chẳng tỏ ra một chút gì ngơ ngác, rụt rè. Trái lại, như cá gặp nước, như chim sổ lồng, Tuyền hoà nhập nhanh và sung sướng đón nhận cuộc sống tự lập xa nhà. Cô thường quýnh quáng trả lời cho xong mỗi khi mẹ gọi điện hỏi thăm.
  • Con gái à, con khoẻ chứ, học hành vất vả lắm không con. Bố mẹ gửi tiền chỗ cậu, khi nào con hết thì đến bảo cậu đưa cho mà tiêu, không phải tiết kiệm quá đâu nhé.
  • Vâng, con biết rồi. Mẹ không phải lo gì đâu ạ, mà hết kỳ con mới về nhà mẹ nhé. Thôi con chào mẹ.
- …
Cậu Tuyền có lần bảo: “Vào những ngày nghỉ thì sang đây chơi với các em. Con gái con đứa hơ hớ thế kia, bắt xe về quê một mình làm gì cho nhọc xác ra”. Lấy lý do bận học mà cậu cũng đã bảo thế, nên Tuyền ở lại miết, cái chính là Tuyền cũng không thấy nhớ nhà, nhớ bố mẹ và
 
em gì cả. Ba năm học xa nhà Tuyền chỉ về vào dịp hè và Tết. Mỗi lần về lại trên núi, Tuyền không hiểu sao cứ thấy xa lạ, ngượng ngập vì nỗi nhớ xuôi nhưng nhức trong lòng. Hình như trong sâu thẳm Tuyền thấy mình không thuộc về vùng đất ấy, Than Uyên - buồn hiu và thiếu thốn mọi bề - đó không phải là cuộc sống mà Tuyền hằng ước ao.
Khi Tuyền bắt đầu đi học dưới Hà Nội thì Sinh đã học xong ra trường, trở lại Than Uyên làm cán bộ địa chính của huyện. Bố Tuyền ngầm coi Sinh như người trong nhà, thỉnh thoảng lại nhắc với vợ:
  • Thằng Sinh khá đáo để, vừa ngoan vừa chỉn chu. Đợi con Tuyền ra trường, tao sẽ gả con bé cho nó.
Nhưng lạ thay, mỗi lần bố Tuyền nhắc chuyện về Sinh, Tuyền đều: “Hứ”, rồi quay đi không cãi nửa lời. Dại gì mà cãi để chọc giận bố. Còn Sinh “lừ” (cái tên do Tuyền gọi, vì dáng vẻ lừ đừ của Sinh) sợ Tuyền chết khiếp thì dám xí xớn với cô thế nào được.
Không biết có phải hợp với nước máy, cơm gạo thành phố không mà Tuyền càng ngày càng đẹp, da trắng mịn, mắt lúng liếng đa tình khiến Sinh như tê dại. Tuyền về nhà nghỉ Tết, Sinh cưỡi chiếc xe Wave màu xanh bóng bẩy qua nhà và đánh bạo rủ Tuyền đi chơi hồ Long Thăng. Đang rầu rầu vì nhớ nhịp sống nhộn nhịp của phố phường, Tuyền gật đầu luôn. Sinh sung sướng tột cùng, cảm giác tim như muốn nhảy ra khỏi lồng ngực. Bởi dù không còn là thằng Sinh “lừ” ngày nào, nhưng với Tuyền thì Sinh vẫn giữ nguyên thái độ len lén, sợ trái ý cô lại giậm chân, quát nạt, véo vào mạng sườn Sinh đau điếng. Thế mà Tuyền đồng ý ngồi lên xe đi chơi thật khiến Sinh sướng không tả nổi. Tuyền nhìn qua gương thấy vẻ mặt Sinh dường như căng thẳng, hồi hộp. Cô phì cười và quyết định giỡn Sinh. Cô nhổm mông ngồi sát vào người Sinh, áp mặt vào lưng áo, vòng tay ôm từ đằng sau và lùa một tay đặt lên ngực áo trái của Sinh. Qua lớp áo khoác mà Tuyền vẫn cảm thấy tim Sinh đập thùm thụp. Tuyền cười khanh khách vang cả đường rừng:
  • Lái xe cẩn thận nhé anh “địa chính huyện”, đừng có quăng nhau xuống hủm núi đấy.
  • Tuyền, Tuyền à… anh… anh…
Sinh cầm bàn tay Tuyền đang để trên ngực anh, nhẹ nhàng đặt xuống đùi. Chỗ túi quần Sinh có gì đó cồm cộm, rùng rùng chuyển động. Từ đó vang lên tiếng ríc… ríc… ríc. Tuyền thấy Sinh giật nảy người và chính cô cũng hốt hoảng rụt tay khỏi đùi Sinh.
  • Mối rách! Có con mối rách trong túi quần anh.
 
Sinh vội vàng dừng xe, đứng xuống rũ quần phành phạch. Rồi như chợt nghĩ ra, Sinh đỏ mặt, ngượng ngùng nói:
  • À, không phải mối rách đâu, là điện thoại di động anh để chế độ rung đấy.
  • Ối giời ơi, anh làm em hốt quá. Đâu cho em xem điện thoại của anh nào?
  • Đây!
Sinh rút trong túi quần chiếc điện thoại di động màu đen hiệu Nokia và thò tay vào trong túi áo khoác lấy ra chiếc điện thoại máy gập màu đỏ hiệu Samsung, nói:
  • Cái này anh mua cho em để thỉnh thoảng em gọi về hỏi thăm nhà…
Mắt Tuyền sáng lên, cô nhao người cầm cả hai chiếc điện thoại ngắm nghía. Đây đúng là niềm mơ ước của cô. Mấy đứa bạn cùng phòng cô đứa nào cũng có một chiếc điện thoại, suốt ngày chúng nó cầm trên tay, rồi nhắn tin với bạn bè, người yêu. Tuyền rất thèm có một chiếc như thế. Và Sinh làm cô thật bất ngờ, sung sướng. Trong cảm giác hưng phấn, rất tự nhiên Tuyền vòng hai tay lên vít cổ Sinh xuống và đặt lên môi Sinh nụ hôn ngọt ngào.
  • Cho em nhé. Em sẽ nhắn tin mỗi ngày cho anh, yêu anh.
  • Ừ, anh cho em, anh…
Sinh cuống quýt vòng hai tay ôm lấy người Tuyền. Qua hai lớp quần áo mà Tuyền vẫn cảm nhận rõ cả người Sinh rung rung, mặt anh đờ đẫn, mất hồn. Mường tượng như Sinh sắp khuỵu xuống vì xúc động và nỗi căng cứng của người con trai chưa từng trải khiến Tuyền thấy ngồ ngộ. Nhưng rất nhanh, cô tỉnh táo đẩy Sinh ra và bảo: “Mình về thôi, trời sắp tối rồi”. Sinh chưng hửng, bẽn lẽn nổ máy. Ngồi trên xe một lúc lâu anh mới dám nhè nhẹ ngả người ra sau, tựa lưng vào ngực Tuyền.
Hết những ngày nghỉ Tết, Tuyền trở lại trường, Sinh tới nhà chở cô ra đường đợi bắt ô tô khách. Sinh bấu vào mép cửa xe, đưa Tuyền túi táo mèo, bảo: “Làm quà cho các bạn cùng phòng”. Tuyền nhếch mép cười nhạt, nén một tiếng thở dài, ngồi tọt xuống hàng ghế đầu xe. Không một lần nhìn qua cửa kính, dù cô biết Sinh vẫn tần ngần đứng nhìn mãi theo chiếc xe chở cô đổ dốc như con chồn với cái đuôi bông lau ẩn hiện trên con đường phủ đầy mây trắng.
 
***
 
Nghỉ hè năm thứ ba, trong bữa cơm mẹ Tuyền nói chuyện với cả nhà:
  • Bà Nhài mẹ thằng Sinh đi khám ở Hà Nội về thấy bảo bị ung thư giai đoạn cuối, nhưng cả nhà giấu không cho bà ấy biết, hẳn nào mấy tháng nay thấy gầy rộc đi. Lên Trung tâm y tế huyện khám họ bảo viêm họng mãn tính, uống mãi thuốc chả khỏi, rõ khổ…
Bố đưa mắt nhìn ra khung cửa tối sầm bóng núi, chiêu một ngụm rượu ngâm táo mèo trầm ngâm. Tuyền bỗng lạnh người khi nghe bố bảo mẹ:
  • Thế thì sang nhà bên đó xem thế nào, rồi về bàn tính cho kịp…
  • Con không chịu đâu, con làm gì có tình cảm với anh ý - Tuyền vội cướp lời.
Bố Tuyền ngửa cổ, hất ngược chén rượu vào họng, vè mắt:
  • A, mày dám không nghe lời tao à. Mày ngu lắm, kiếm đâu được thằng hiền lành, tử tế như nó nữa. Không có tình cảm à, sao mày còn nhận điện thoại nó mua cho. Mày đừng để người ở ka viện nhưng dấu tích của tai biến nhẹ khiến ông kém phần nhanh nhẹn, ít uống rượu và nói năng không còn băm bổ như trước. Cậu của Tuyền được đà xông lên, thuê xe tải chở tất cả các thứ mấy chục năm cặm cụi tích cóp của gia đình chị gái về xuôi. Chủ nhật ấy, cậu của Tuyền ới mấy thanh niên cùng phòng lên dọn dẹp căn nhà cũ bố mẹ để lại để bố mẹ Tuyền chuyển về đó ở. Mẹ Tuyền nhẹ nhõm đi ra đi vào trong căn nhà thân thuộc từ thuở bé. Còn bố Tuyền khật khừ ngồi bên ấm trà ngắm con chim cu gù trong chiếc lồng treo ở cành xoài. Ông cười hiền mà nhìn như mếu mỗi khi cậu của Tuyền hỏi:
    • Anh thế nào, đấy, không nghe em còn ở trên ý thì giờ khéo xanh cỏ rồi.
    Tuần trước Tuyền về thăm bố mẹ, nhìn bố mái tóc bạc trắng, dò dẫm từng nhát chổi quét sân mà thương quá. Mẹ bảo thằng Sinh vẫn gọi điện hỏi thăm bố mày thường xuyên. Nó bảo tuần tới đi tập huấn dưới Hà Nội, sẽ vào thăm bố mày và đem cho ông ít táo mèo đang mùa chín rộ.
     
    ***
    Tuyền trút táo trong tải ra chậu rửa. Cô đặt rổ táo mèo lên bàn ăn, với tay nhón quả đưa lên cắn một miếng, vị chua loi lỏi, chan chát khiến Tuyền bừng tỉnh, cảm giác như mình vừa đi qua một giấc mơ. Cô nhìn trân trối vào những quả táo mèo vàng hượm, nén một tiếng thở dài… Thôi để đó cho chồng ngâm rượu.
     
    N.T.T

 

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Hệ thống văn bản

Thư viện Video

Khai mạc Triển lãm Gốm và Sách với chủ đề “Lửa ấm làng quê”
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Vĩnh Phúc - Bản hòa âm đất nước
Truyện ngắn: Trên chuyến tàu đêm - Tác giả: Minh Ánh
Gặp gỡ tác giả bài xẩm: Vĩnh Phúc tang tình
Bến trăng - Nhạc: Minh Đoàn, thơ: Hải Thanh, trình bày: Anh Tuấn
Truyện ngắn: Người vắng mặt của nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Truyện ngắn: Khoảng trời riêng; Đồng tiền rách của nhà văn Xuân Mai
Khát vọng phát triển: Vĩnh Phúc - khát vọng phồn vinh
Vĩnh Phúc khát vọng phồn vinh
Nét xưa Vĩnh Phúc
Văn Học Nghệ Thuật - Nơi Lưu Giữ Những Đời Văn
Báo cáo Tổng kết Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc 2018- đầu 2019
Triển lãm Mỹ thuật Trẻ Vĩnh Phúc tại Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc