Khát vọng non sông
Ngày đăng: 26/03/2025; 43
Từ thời đại các vua Hùng dựng nước, trên trống đồng Ngọc Lũ đã khắc họa cả một nền văn minh niên đại cách đây trên mấy ngàn năm. Đó là biểu tượng cường thịnh của nền văn hoá Đông Sơn, một bảo vật đặc biệt thiêng liêng của người Việt. Những nét hoa văn hội tụ các tín ngưỡng, phong tục, nghi lễ nông nghiệp với nhiều dạng thức thể hiện khác nhau đều có liên quan đến khát vọng sinh sôi, nảy nở, đặc biệt là quan niệm, lối ứng xử của người xưa về vũ trụ, nhân sinh (3 tầng 4 thế giới) theo quy luật tự nhiên…
Xuyên suốt lịch sử dựng nước và giữ nước, tính cố kết cộng đồng, sức sống kiên cường và khát vọng vô cùng mạnh mẽ được khắc ghi lắng đọng là độc lập, tự do, văn hiến và cường thịnh. Đó chính cũng là nội dung cốt lõi của chủ nghĩa yêu nước Việt Nam truyền thống, là sợi dây gắn kết và nhân lên sức mạnh toàn dân tộc, tạo nền tảng văn hoá chính trị cho cơ đồ đất nước.
Trải hưng phế của các vương triều, bài học khắc sâu trong hình sông thế núi, làm nên cốt lõi của khát vọng, không chỉ là triết lý yên dân, vì dân, mà quan trọng hơn là tính tiên phong, hướng đạo - mở đường cho dân tộc, cho Tổ quốc hướng về một tương lai tươi tốt.
Lịch sử luôn nhắc nhủ, khi mà người lãnh đạo chuyên chú chăm lo đến đời sống của muôn dân thì thần dân no ấm, đất nước thanh bình, vang tiếng hoan ca. Trái lại, thì đó là lúc lòng dân ly tán, ngoại xâm dòm ngó, vận nước suy vong.
Việt Nam trong thời đại Hồ Chí Minh, Đảng đưa lại cho Nhân dân niềm tin mới, tầm nhìn mới và ước vọng mới. Gốc rễ của niềm tin là sự thực tế nguyên tắc chính trị của Đảng, luôn đặt đại nghĩa dân tộc, hạnh phúc Nhân dân và lợi ích quốc gia lên trên hết.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh thường nói: “Nếu nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do, thì độc lập cũng chẳng có nghĩa lý gì”(*). Người còn đặt ra nguyên tắc cho chính quyền cách mạng: “Việc gì lợi cho dân, ta phải hết sức làm. Việc gì hại đến dân, ta phải hết sức tránh”(*). Trước lúc đi xa, Người còn căn dặn: “Đảng cần phải có kế hoạch thật tốt để phát triển kinh tế và văn hoá, nhằm không ngừng nâng cao đời sống của Nhân dân”(*).
Có thể thấy rất rõ rằng, khát vọng dân tộc trong đường lối của Đảng và tư tưởng Hồ Chí Minh là sự kế thừa liên tục khát vọng và ý chí của lớp lớp thế hệ người Việt Nam qua lịch sử hàng ngàn năm của dân tộc.
Những bài học kinh nghiệm từ việc không ngừng chăm lo đến đời sống vật chất và tinh thần của Nhân dân, “động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân” đã đưa cách mạng Việt Nam vượt qua mọi gian nan, thử thách, lập được những chiến công hiển hách trong thế kỷ XX, tự tin, vững bước tiến vào thế kỷ XXI.
Gần đây nhất, bài viết của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: “Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam” hơn một lần khẳng định và củng cố niềm tin son sắt cho toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta về con đường đi tới tương lai của dân tộc ta. Chỉ có chủ nghĩa xã hội mới có thể đem lại cuộc sống tự do, ấm no và hạnh phúc thực sự cho Nhân dân: “Đi lên chủ nghĩa xã hội là khát vọng của Nhân dân ta, là sự lựa chọn đúng đắn của Đảng Cộng sản Việt Nam và Chủ tịch Hồ Chí Minh, phù hợp với xu thế phát triển của lịch sử”.
Lịch sử dân tộc Việt Nam đã ghi dấu ấn đậm nét khát vọng về một dân tộc Việt Nam độc lập, thống nhất, phát triển cường thịnh, để sánh vai với các cường quốc năm châu. Khát vọng đó không phải tự nhiên mà có, nó được hun đúc từ những giá trị văn hoá hàng ngàn năm, được tôi luyện suốt chiều dài lịch sử dựng nước, giữ nước của dân tộc, là sự kế thừa và tiếp nối công lao trời biển của biết bao thế hệ người Việt Nam yêu nước. Cả dân tộc Việt Nam đang hoà nhịp vào dòng chảy của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, nỗ lực, vững tin hội nhập quốc tế.
Trước bối cảnh mới của công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, hào khí và khát vọng hùng cường của dân tộc càng cần được khơi dậy và phát huy để toàn dân tộc chung sức, đồng lòng, cộng trí, cộng lực đưa đất nước phát triển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, lợi ích và toàn vẹn lãnh thổ quốc gia. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ dẫn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết”.
Như vậy, sự nghiệp “trồng người” cho đất nước, như là quy luật tất yếu, một vấn đề chiến lược của cách mạng Việt Nam. Văn học, nghệ thuật, với sứ mệnh và chức năng cao quý trong việc bồi dưỡng tâm hồn, nhân cách, đạo đức, lẽ sống cao đẹp cho các thế hệ con người Việt Nam, mục tiêu phấn đấu sáng tạo nhiều tác phẩm có giá trị tư tưởng và nghệ thuật phải luôn là tâm huyết của mỗi văn nghệ sĩ, để từ đó góp phần tích cực xây dựng con người, thế hệ con người mới đầy ắp hoài bão và khát vọng. Ở đó, giá trị của tác phẩm văn học, nghệ thuật được đánh dấu từ chiều cao của lý tưởng xã hội, sẽ tác động có hiệu quả đến công chúng tiếp nhận theo hướng vừa đáp ứng khát vọng chân - thiện - mỹ, vừa bồi dưỡng tâm hồn, tình cảm, nhân cách, đạo đức, trí tuệ, lẽ sống cho con người.
Cốt lõi của khát vọng Việt Nam là khát vọng phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc. Mong muốn tốt đẹp của mỗi con người với sự thôi thúc mạnh mẽ sẽ trở thành khát vọng chung của xã hội với sự chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, của cả hệ thống chính trị - kết hợp sức mạnh dân tộc với sức mạnh thời đại, dưới sự lãnh đạo của Đảng.
 
VĂN NGHỆ VĨNH PHÚC
 
(*) Hồ Chí Minh: Toàn tập, Nxb. Chính trị quốc gia - Sự thật, Nội, 2011.

 

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Hệ thống văn bản

Thư viện Video

Khai mạc Triển lãm Gốm và Sách với chủ đề “Lửa ấm làng quê”
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Vĩnh Phúc - Bản hòa âm đất nước
Truyện ngắn: Trên chuyến tàu đêm - Tác giả: Minh Ánh
Gặp gỡ tác giả bài xẩm: Vĩnh Phúc tang tình
Bến trăng - Nhạc: Minh Đoàn, thơ: Hải Thanh, trình bày: Anh Tuấn
Truyện ngắn: Người vắng mặt của nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Truyện ngắn: Khoảng trời riêng; Đồng tiền rách của nhà văn Xuân Mai
Khát vọng phát triển: Vĩnh Phúc - khát vọng phồn vinh
Vĩnh Phúc khát vọng phồn vinh
Nét xưa Vĩnh Phúc
Văn Học Nghệ Thuật - Nơi Lưu Giữ Những Đời Văn
Báo cáo Tổng kết Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc 2018- đầu 2019
Triển lãm Mỹ thuật Trẻ Vĩnh Phúc tại Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc