Truyện ngắn
HÀ ĐÌNH CẨN
Ông Nguyễn ngồi tựa lưng vào bậu cửa, tay cầm chiếc điếu cày, mắt lim dim nhìn ra phía cổng. Vợ ông vừa lay ông, vừa mếu máo, ông ơi, tôi làm khổ ông, sống cũng như chết, ông tha thứ cho tôi, một đời tôi chỉ biết vì chồng vì con.
Tiếng gào khóc của vợ làm ông Nguyễn tỉnh lại. Ông bảo, bà gào lên làm gì, bao chuyện lớn, bé trong nhà khi tôi còn ở mặt trận chỉ mình bà lo lắng cho con, cho gia đình… Bấy giờ, ông Nguyễn là người chỉ huy cấp trung đoàn có mặt trên nhiều mặt trận, nhưng hiếm khi ở nhà.
***
Trung đoàn trưởng Nguyễn là người phong cách quyết đoán, thông tuệ trong công việc, luôn dị ứng với các cuộc họp căng thẳng, khuấy đảo để phá vỡ căng thẳng rồi làm chủ một cách linh hoạt trong không khí cấp trên cấp dưới cởi mở. Ông còn nhiều dấu vết của người nông dân cầm súng, trưởng thành từng bước trong đời sống người lính rồi mới trở thành người chỉ huy chứ không được đào tạo bài bản ở các trường quân sự chính quy.
Chiến dịch phản công của bộ đội tình nguyện và bạn là giành lại cao nguyên Cánh đồng Chum - một vị trí chiến lược nhưng mùa mưa địch có thế mạnh về đường không đã “nống” ra chiếm trọn cao nguyên, tổ chức thành tập đoàn cứ điểm với năm mươi hai tiểu đoàn quân đặc biệt Vàng Pao và lính đánh thuê Thái Lan, có sự yểm trợ tối đa của không quân Mỹ. Để giữ tập đoàn cứ điểm trong lòng chảo, địch bố trí lực lượng thiện chiến với trận địa vững chắc chiếm giữ các đỉnh cao điểm khống chế ở vành ngoài cao nguyên. Muốn chiếm lại lòng chảo thì phải làm chủ các điểm cao xung quanh, và lại, muốn làm chủ các điểm cao phải khống chế được các trận địa chi viện từ lòng chảo. Cái thế níu giữ hai đầu này là bài toán khó cho các đơn vị của ta giữa lúc thiếu sự chi viện của phi pháo.
Vàng Pao nắm rõ địa hình vùng cao nguyên Cánh đồng Chum như lòng bàn tay nên hắn bố trí chiến giữ vô cùng hiểm hóc, mong tiêu diệt sinh lực chủ lực của đối phương và giữ vững tập đoàn cứ điểm qua mùa khô, rồi từ đó mở rộng địa giới vương quốc Mèo ra toàn vùng Bắc Lào.
Bài toán trận mở màn chiến dịch phản công của bộ đội ta đặt lên bàn cấp chỉ huy Mặt trận, rồi đặt tiếp lên vai trung đoàn ông Nguyễn. Tư lệnh Mặt trận là tướng võ cao lớn uy nghi, nhưng ứng xử với cấp dưới lại như một ông giáo dạy văn, hiền hậu và nhẹ nhõm. Ông xuống tận trung đoàn, mắc võng ngủ với cán bộ cấp dưới rồi mời trung đoàn trưởng Nguyễn đến uống trà Mộc Châu để đàm đạo, chưa trao nhiệm vụ. Ông nói, tình thế buộc ta phải đánh cao điểm vượt trội, có hai mỏm A, B, địch bố trí lực lượng mạnh với hai tiểu đoàn, một pháo binh, một bộ binh, trận địa vững chắc với sáu hàng rào bảo vệ, cả ngày và đêm đều có máy bay T28 canh phòng, phóng hoả xuống bất cứ nơi nào quanh cao điểm có dấu hiệu nghi ngờ quân ta hoạt động.
Tư lệnh Mặt trận chỉ nêu những khó khăn khi quân ta đánh cao điểm, tự rót trà mời ông Nguyễn thưởng thức rồi mới nhẹ nhàng hỏi, nếu trao nhiệm vụ đánh và làm chủ cao điểm gần hai nghìn mét này cho cậu thì ý đồ tác chiến của cậu như thế nào. Đây là nơi Vàng Pao giăng bẫy, nếu ta quyết đánh thì chịu tổn thất nhiều sinh lực. Ta làm thế nào để đánh thắng mà ít tiêu hao sức mạnh chiến đấu của trung đoàn.
Ông Nguyễn uống hết chén trà, thong thả nói, tôi phải trinh sát kỹ rồi mới biết để báo cáo cụ thể với anh đánh như thế nào.
Ông Tư lệnh Mặt trận nói, bây giờ đã là gần nửa mùa khô, thời gian câu thúc không cho ta kéo dài ngày nổ súng, chiến dịch của chúng ta phải phối hợp nhịp nhàng với các chiến trường.
Ông Nguyễn nói như đinh đóng cột, tôi xin anh năm ngày là có sa bàn thể hiện quyết tâm chiến đấu để báo cáo Mặt trận.
Ông Nguyễn nói là làm, không sai lời. Năm ngày sau trung đoàn đã đắp xong sa bàn thể hiện rõ ràng bố phòng của địch và các hướng đánh, cùng lực lượng của ta.
Tôi nhớ một buổi hạ đạt mệnh lệnh trung đoàn đánh chiếm đỉnh cao diễn ra ở khu đất giữa những khối đá xếp hình vòng cung để làm chỗ ngồi. Tôi đã chụp tới chục “pô” ghi lại hình ảnh của cuộc hạ đạt mệnh lệnh quan trọng này. Tôi xoay xở các góc để chụp cho bằng được gương mặt ông Nguyễn như có vẻ hờ hững, dửng dưng, kiểu một người đã biết rõ mọi chuyện, không cần bàn, không cần phải bộc lộ sắc độ tình cảm gì, cứ theo kế hoạch ông đã vạch ra mà đánh thôi.
Sau khi trình bày xong, kể cả hạ đạt mệnh lệnh, kế hoạch hiệp đồng, Tư lệnh Mặt trận hỏi ông Nguyễn, khi bộ đội áp sát địch, sở chỉ huy của anh đặt ở đâu?
Ông Nguyễn nói, ở giữa đội hình tiểu đoàn đi đầu.Tư lệnh hỏi, anh dâng sở chỉ huy lên cao vậy, làm sao nắm được hai “dê” bộ binh và hoả lực trợ chiến phía sau?
Ông Nguyễn nói, tôi lấy tiếng súng phía trước làm mệnh lệnh hiệp đồng. Phía trước mà tịt thì thằng phía sau vác d… mà chạy...
Ông Tư lệnh khó chịu, nói, anh ăn nói cho cẩn thận. Khi bộ đội đã nổ súng, đánh vào căn cứ, anh dự kiến vị trí chỉ huy của trung đoàn đặt ở đâu?
Ông Nguyễn vẫn thủng thẳng, lúc đó tôi không đặt sở chỉ huy ở đâu cả. Ông Tư lệnh gắt, anh đùa đấy à?
Ông Nguyễn, báo cáo, tôi không đùa. Tôi sẽ không đặt sở chỉ huy ở đâu cả khi bộ đội đã lọt vào cứ điểm địch. Lúc đó tôi ở đâu, thằng lính bộ đàm đeo máy chạy theo, thì đó là sở chỉ huy.
Ông Tư lệnh lại điềm tĩnh hỏi, anh là trung đoàn trưởng, anh chỉ huy cả trung đoàn chứ không phải chỉ huy một đại đội đi đầu...
Ông Nguyễn nói, tôi đánh giặc từ lúc d… bằng hạt kê...
Cả sở chỉ huy ai cũng buồn cười mà không dám cười. Ông Tư lệnh tức điên người, còn ông Nguyễn vẫn không thôi thói chọc ghẹo, ương bướng của mình. Tay ông Tư lệnh run run. Ông là người kìm chế rất giỏi, ít khi văng lại, nhưng hôm nay bất ngờ ông đã văng ra, tôi chưa thấy thằng chỉ huy nào ăn nói ương bướng như anh.
Ông Nguyễn dường như chỉ chờ có thế. Ông không chịu đựng nổi sự căng cứng trong các cuộc họp vì ông đã chịu đựng sự căng thẳng này suốt năm ngày đêm cùng lính bò vào đồn địch để cẩn thận xem xét cách bố phòng của chúng. Bây giờ ngồi họp với nhau mà lại căng cứng thì không chịu được.
Người lo sợ, người cười tủm. Khi ông Nguyễn bước xuống không khí cuộc họp dù sao cũng đỡ căng cứng hơn.
Ông Nguyễn đấu khẩu với ông Tư lệnh Mặt trận cố làm giãn ra cái không khí đang ức chế mọi người. Và có điều là, trong một không khí nhộn nhạo có vẻ du kích thì ông Nguyễn trở nên hoạt bát, mềm dẻo đến lạ lùng. Ông là người hoàn toàn làm chủ mình, làm chủ cuộc họp trong những tình huống có vẻ nhộn nhạo.
Ông đứng dậy, cầm chiếc que chỉ vào sa bàn, vạch rất mạnh trên mặt đất, đây... cách đánh của tôi là: Đầu nhọn, mình trắm, đuôi công... Cái đầu lao qua được thì cái đuôi nó sẽ quét... Vị trí chỉ huy của tôi đặt ở cái “đầu nhọn” chiến thuật này.
Ông nói rất tự tin, đầy thuyết phục, mặc dù cái chiến thuật “đầu nhọn, mình trắm, đuôi công” của ông chưa được trình bày chi tiết, nó có vẻ thiếu khoa học - hay nói đúng hơn, nó không nằm trong bài bản nào của các trường sĩ quan chỉ huy.
Cuộc chiến đấu ở cao điểm đã diễn ra vào lúc quá nửa đêm. Đến sáng vẫn chưa có báo cáo của ông Nguyễn về sở chỉ huy Mặt trận. Tư lệnh, ông Sinh (Chính uỷ), ông Hàn (Tham mưu trưởng) và toàn bộ ban tác chiến đi lại ở cửa hang, không ai nói điều gì. Bữa sáng, cậu cần vụ dọn lên vẫn bỏ lạnh tanh trên mặt chiếc hòm đạn. Các cán bộ chính trị, hậu cần đến sở chỉ huy ngồi theo dõi diễn biến lặng lẽ vê thuốc hút ở các hốc đá. Gần đến trưa, không khí sở chỉ huy càng trở nên “nóng” hơn. Ông Hàn, Tham mưu trưởng chạy từ trong hốc đá ra, đến trước mặt Tư lệnh Mặt trận, báo cáo anh, có liên lạc với anh Nguyễn. Mời anh vào nói chuyện.
Sau những giờ chờ đợi căng thẳng, ông Tư lệnh lẽ ra phải vồ ngay lấy máy. Nhưng không, ông còn đứng lặng một lúc rồi mới cầm máy và chậm rãi nói, Nguyễn đấy à?
“Tôi đây”.
“Cậu đang ở đâu đấy?”.
“Ở lô cốt thủ trên đỉnh cao điểm...”. “Nó cố thủ à?”.
“Tôi đang cho gọi súng phun lửa”. “Tình hình chung thế nào?”. “Sạch rồi!”.
“Cái gì sạch?”.
“Địch. Cả hai tiểu đoàn địch sạch rồi!”. “Mắt cậu có nhìn thấy xác chúng không?”. “Anh lên đây mà nhìn...”.
“Mấy giờ nữa cậu về đây được?”.
“Mười lăm phút nữa tôi đánh xong cái lô cốt cố thủ”. “Này... còn...” - Giọng ông Tư lệnh run run...
“Báo cáo... thằng Thiềm đại đội trưởng hy sinh rồi...”.
Ông Tư lệnh lặng người. Cả sở chỉ huy im như tờ. Ông đặt máy, quay người đi. Tôi nghĩ là ông giấu không muốn cho các sĩ quan cấp dưới nhìn thấy nước mắt.
Bỗng nhiên, ông Tư lệnh quay lại, nhấc máy lên, mắt hoe đỏ, giọng dịu dàng, “Nguyễn này, thôi cậu đừng về vội, rút vào đâu mà ngủ lấy một giấc, nghe không?”.
***
Sau chiến dịch phản công thắng lợi chừng bốn tháng, thời gian để tổng kết, rút kinh nghiệm và cho bộ đội nghỉ dưỡng sức chuẩn bị cho kế hoạch chiến đấu tiếp theo thì ông Nguyễn được cho nghỉ hưu vì đã đến tuổi nghỉ và ông chớm bệnh động mạch vành cần được chữa trị. Trong lòng chiếc xe com - măng - ca rộng rãi đưa ông về nhà chỉ một chiếc ba lô đựng quần áo và chiếc hòm gỗ nhỏ trong đó có nhiều thứ, từ huân huy chương vài cuốn sổ ghi chép đến quà tặng của lính, phần nhiều là ca uống nước và lược chải tóc được gò từ mảnh xác máy bay, quý nhất là tượng Phật nhỏ bằng đồng do một người phụ nữ Lào tặng, Ông chưa bao giờ đặt lên bàn làm Việc.
Ông Về, Vợ đi Vắng, phải tự đẩy cửa bước Vào nhà, ngồi nghỉ ở bàn uống nước có bộ ấm chén như từ lâu khÔng dùng đến, mốc meo. Ông thở dài Vì gia cảnh, Và nóng lòng khÔng thấy thấy con trai đâu. Chừng gần trưa, Vợ Ông mới từ đồng Về, quần xắn móng lợn, tay cầm chiếc liềm. Bà kêu lên, Ông Về mà khÔng gọi tÔi.
Ông hỏi, thằng Thắng đâu.
Bà nói, nó loanh quanh đâu đó, đến bữa trưa sẽ Về.
Ông sốt ruột chờ con. Trong ba lÔ Ông có quà cho con, là bộ quần áo mới Ông mua ở chợ đầu cầu thị xã ĐÔng Hà Vải tốt may rất khéo. Ông nóng lòng chờ con Về mặc áo mới xem có Vừa khÔng Và nó giờ lớn thế nào rồi. Khi mua Ông cẩn thận gọi cậu lái xe, đứng cho Ông ướm chiếc áo lên lưng rồi mới yên tâm để người bán hàng gói lại. Mấy năm xa nhà, Ông hình dung con trai đã cao lớn thế nào, cái miệng của nó giống mẹ, rất tươi. Hai Vợ chồng Ông sinh con một bề, chỉ có một cậu con trai. Từ khi con còn bé, bao nhiêu tình cảm của Ông Về gia đình Ông giành cho con. Con là niềm Vui, hạnh phúc của Ông. Mấy năm ở chiến trường, thư nào gửi cho Vợ Ông cũng gửi lời hỏi thăm con, chúc hai mẹ con ở nhà Vui khoẻ, chờ Ông hoàn thành nhiệm Vụ sẽ Về. Với Ông, bao nhiêu năm chỉ có hai gia gia đình, ấy là, gia đình người lính, là trung đoàn do Ông chỉ huy Và gia đình riêng có người Vợ hiền đảm đang cùng đứa con trai có nụ cười giống mẹ.
Đến quá trưa Vẫn khÔng thấy con Về, Ông suốt ruột, hỏi Vợ, hay là bà cho nó đi chơi đâu xa mà giờ này Vẫn chưa Về nhà.
Bưng mân cơm ra đặt ở bàn nước, Vợ bảo, Ông cứ ăn cơm trước đi, con Về lúc nào nó ăn sau. Mâm cơm có đĩa thịt lợn rang, Ông chỉ gắp một miếng nhỏ, rồi Vén đĩa thịt gọn lại để giành phần con ăn sau.
Chờ đến hết chiều, con Vẫn chưa Về. Ông sốt ruột, khÔng ngồi ở bàn mà ra ngồi ở bậu cửa hút thuốc lào, ngóng ra cổng. Vợ Ông dường như sợ phải trả lời Ông hỏi con đi đâu nên lẳng lặng cầm chiếc liềm ra cổng, Vừa cắt cỏ, Vừa có ý chờ con, nếu con Về thì căn dặn Vài câu Vào chào bố cho lễ phép.
Nhưng Ông ngồi chờ đến chiều tối, con Vẫn chưa Về. Ông biết là con năm nay đang học cấp ba, lớp cuối cấp, phải chăm lo Vào Việc học, sao lại đi chơi cả ngày. Hay là có chuyện gì khÔng bình thường. Ông mang chiếc điếu cày Vào ngồi ở bàn, gọi Vợ, bảo, bà Vào đây, ngồi Với tÔi, để tÔi hỏi xem sao con lại đi chơi bạt mạng quên cả đường Về như thế.
Bà khẽ khàng ngồi đối diện Ông. Cử chỉ của bà có gì đó ngượng ngập Và lo sợ ngồi xuống một góc ghế, người xiêu Vẹo khÔng Vững.
Ông bảo, bà ngồi ngay ngắn lại cho tÔi hỏi, con có chuyện gì nên bỏ nhà ra đi mà bà giấu tôi không nói?
Bấy giờ Vợ Ông bỗng khóc dấm dứt, kéo Vạt áo lên lau nước mắt. Ông bảo, bà đừng khóc, có gì thì cứ nói Với tÔi.
Bà ngồi lặng một lúc, nói, Ông ơi, tÔi có tội Với Ông?
Ông hỏi, tội gì?
Bà càng khóc to hơn, Vừa khóc Vừa nói, tội tÔi nuÔi con khÔng nên người?
Ông có thói quen quân sự, chuyện gì cũng phải rõ ràng, hỏi Vợ, con khÔng nên người là sao?
Thái độ Ôn hòa của Ông dường như giúp bà bình tĩnh lại. Bà nói, mấy năm nay, biết Ông ở chiến trường hòn tên mũi đạn Vất Vả nên thư nào gửi cho Ông tÔi cũng kể mẹ con ở nhà Vui khoẻ, con khÔn lớn để Ông yên tâm chiến đấu. Thực tình con đã hư hỏng hai năm nay rồi. Nó bỏ học năm lớp mười, tÔi can cũng khÔng được, nó theo một lũ người xấu ở phố huyện ăn chơi đàng điếm. Một lần nó Về xin tiền, tÔi nhờ người bên ngoại bắt xích lại trong buồng. TÔi bỏ Việc đồng, ngồi canh con, ngày ba bữa cho con ăn. Được một thời gian nó bảo tÔi, con xin lỗi mẹ, mẹ tha cho con để con đi học tiếp. TÔi nghe nó nói mở từng khúc ruột, thả con để con đi học. Nó đi học lại, tÔi theo nó đến tận trường, chờ con Vào lớp mới quay Về nhà, lòng mừng khấp khởi Vì con đã biết ăn năn mà làm lại khÔng theo đường sa ngã nữa. TÔi Về, nấu cơm, thịt gà chờ con Về ăn, mừng Vì con đã bỏ thói xấu. Cũng như Ông hÔm nay, sốt ruột chờ con, tÔi ngồi bên mâm cơm chờ con đến chiều mà con Vẫn biệt tăm. TÔi tất tả ra trường hỏi xem hÔm nay con học thế nào, sao giờ này Vẫn chưa Về nhà. KhÔng gặp được giáo Viên, nhưng gặp bạn học cùng lớp của nó. Chúng kể, bạn Thắng Vào lớp được một lúc thì xin phép giáo Viên ra ngoài. Bạn ra ngoài rồi khÔng quay lại lớp nữa. Khổ thân tÔi Ông ơi. Nó lại theo lũ bạn xấu hút xách, lêu lổng, dăm bảy ngày mới Về nhà một lần Vòi tiền. Nhìn con người khÔng còn ra người, gầy rộc, hai má hóp lại, mắt trắng như thong manh, ngồi ở đâu thì như lún xuống, bốc mùi hÔi hám, mẹ hỏi thì nín lặng khÔng thở ra câu nào. TÔi lại nhốt con để cai nghiện Và dạy dỗ nó. Lần này thì nó khÔng chịu ngồi yên. TÔi đi làm nó phá xích rồi bỏ đi biệt tăm. Con là Vậy Ông ơi. Nó là hạnh phúc cũng là cay đắng của tÔi. Người ta con đàn, con lũ mà đứa nào cũng khÔn lớn, gia đình xum Vầy hạnh phúc, còn tÔi Với Ông hiếm muộn, chỉ mỗi một mụn con mà nuÔi khÔng nên người. TÔi sống dở chết dở lâu nay...
Bà Vừa khóc Vừa kể. Ông nghe bà nói, chỉ lẳng lặng hút thuốc lào, hết điếu này đến điếu khác, phả ra làn khói đùng đục như khÔng phải khói thuốc mà là khói cháy từ ruột gan Ông mà nhả ra. Bà bảo Ông đừng hút thuốc nữa nhưng Ông Vẫn hút thêm một điếu rồi mới thong thả, bảo bà, Việc con hư hỏng là tại tÔi.
Bà nói ngay, Ông bận Việc nước xa nhà, có gần nó đâu mà Ông bảo tại Ông.
Ông nói, lần này điềm tĩnh hơn, rành rẽ hơn, là Việc tÔi xa nhà đấy bà. Người ta có hai Vai, để một gánh Việc nước, một gánh Việc nhà. Lâu nay tÔi dùng cả hai Vai gánh Việc nước mà quên Việc nhà, khÔng chăm sóc Vợ con chu đáo nên mới xảy ra Việc con hư mà khÔng hay biết. ThÔi, bà đừng khóc nữa, người ta ai cũng thế, đi mãi sẽ đến đường cùng mà quay lại. Bao giờ thằng Thắng quay lại, tÔi ở nhà sẽ dạy dỗ con.
Bà có chút yên lòng nghe lời Ông nói, khÔng quở trách. Bà giục Ông, thÔi, Ông đi ăn lấy lưng cơm, buổi trưa Ông đã bỏ bữa rồi.
Ông bảo, bà mặc tÔi, tÔi quen chịu đói một Vài bữa là thường.
Sẩm tối, bà đang thu dọn trong bếp thì có ba người đàn Ông chân tay xăm trổ, mặt mũi bặm trợn đẩy cổng bước Vào nhà. Thấy Ông ngồi ở bậu cửa hút thuốc, một trong ba người đàn Ông lại gần Ông, lễ phép cúi đầu nói, thưa Ông, xin Ông đọc lá thư của cậu Thắng gửi cho Ông bà.
Ông hỏi, con tÔi đang ở đâu, sao lại phải nhờ đến các anh đưa thư? Người đàn Ông Vẫn nhẹ nhàng, dạ, Ông bà đọc thư cậu Thắng sẽ rõ.
Lá thư ngắn chỉ mấy dòng, Ông lướt qua, rồi gọi bà, bảo bà đọc lá thư của con xem nó nói gì. Bà đọc mấy dòng thư, kêu lên, ối con ơi. Bấy giờ Ông mới cầm lại lá thư đọc kỹ từng chữ trong lá thư đòi nợ. Con Ông Viết, do chơi cá độ bóng đá, thua, nợ chủ hụi hai tỷ đồng, khÔng trả thì con bị giết. Ông Vốn là trung đoàn trưởng, đọc nhiều bức cÔng điện chỉ có mấy dòng, nhưng chưa bức thư nào lại khó đọc Và đọc xong thì khÔng biết sẽ trả lời thế nào như lá thư của con.
Ông hỏi người đàn Ông xăm trổ trước mặt, con tÔi đang ở đâu?
Người đàn Ông nói, dạ, ở chỗ chúng tÔi. Cậu Thắng sẽ Về nhà ngay để cùng Với Ông bà lo trả nợ.
Nói xong ba người đàn Ông xin phép ra Về.
Ở trong nhà, bà đọc lại lá thư, cắn răng khÔng kêu thành tiếng. Trong đầu bà bây giờ là suy nghĩ, làm thế nào để chuộc lại con. Cả khu nhà Và đất thổ cư do Ông bà để lại, giờ đem bán tất tật may lắm cũng chỉ được non tỷ. Lấy đâu ra hai tỷ mà chuộc con. Bà cắn răng lên mÔi, đến bên Ông. Như mọi người đàn bà, lúc túng quẫn Vì con thì bỗng trở nên thÔng thái Và cả quyết. Bà nói Với Ông, hay là Ông lấy cái danh cán bộ đi báo cáo Với các cấp lãnh đạo địa phương Và cÔng an để họ giúp mình.
Ông bảo bà, bà cứ đi ngủ đi, để tÔi tính.
Bà cũng giục Ông đi ngủ, Vì cả ngày Ông đã ngồi ở bậu cửa rồi.
Bà đi ngủ, nhưng làm sao ngủ được, hai mắt chong chóng nhìn ra cửa, nơi Ông ngồi lặng như bức tượng, ánh sáng ngọn đèn Hoa Kỳ đặt trên bàn hắt cái bóng Ông đổ xuống sân. Nửa đêm, bà trở dậy, đến bên Ông, nói, để tÔi đưa Ông Vào giường nằm, Ông thức thế này mà đổ ốm thì khổ thân tÔi. Bà nói, nhưng khÔng thấy Ông trả lời. Bà đưa tay lay Vai Ông, thấy Ông Vẫn im. Trời ơi, Ông làm sao thế này. Ông khÔng làm sao, chỉ thiếp đi một giấc ngắn. Ông tỉnh táo trở lại, bảo bà, cũng khuya rồi, tÔi lo ít đồ bỏ Vào chiếc ba lÔ, mai dậy sớm, đi sớm. Sớm mai, bà đang thiêm thiếp, thì Ông lay Vai, bảo, tÔi đi Vài hÔm rồi Về. Nói rồi, bà chưa kịp hỏi, Ông đi đâu, Ông đã lùi lũi ra cổng.
***
Ông đi hai ngày thì Về. Hai ngày đó, Ông quay đi, quay lại đến ba lần trên núi Quạn, một ngọn núi của làng bỏ hoang lâu nay. Tính đếm, đo đạc ngọn núi, Ông tới gặp chính quyền xã. Chủ tịch xã là người trong họ Với Ông. Vì thế câu chuyện của Ông Với Chủ tịch xã cũng gần như chuyện trong họ hàng. Ông nói Với Chủ tịch xã, xin đăng ký Với xã, nhận quả núi này làm trang trại trồng cây ăn quả. Từ những năm sáu mươi, núi Quạn đã được hợp tác xã khi ấy nêu khẩu hiệu, tiến quân lên núi, làm giàu bằng cây cÔng nghiệp. Nhưng hợp tác xã ngày ấy chỉ chăm chăm Vào cây lúa Và chăn nuÔi lợn, Vì thế lên núi trồng được ít cây cÔng nghiệp rồi cũng bỏ đấy, cây khÔ héo dần lại trả núi Về cho cỏ dại. Bây giờ lại nghe Ông nói cải tạo núi Quạn, Vị Chủ tịch xã bảo, xã đã ba lần phát động lên núi trồng cây cÔng nghiệp nhưng thất bại. Vì sao, Vì núi Quạn là đất pha cát điển hình của núi đồi trung du nên tưới nước cho cây bao nhiêu, đất ngấm hết, còn cây thì khÔng nhoi lên được.
Vị Chủ tịch xã nói chân tình, người ta có câu, trẻ trồng na già trồng mít, Ông tính lại xem, còn trẻ gì nữa mà trồng cây ăn quả lâu năm.
Ông bảo, tÔi tính rồi, phá khu núi này làm trang trại là để của cho con. Thằng này ham chơi, nhưng tính làm ăn lớn mới đụng chân tay. TÔi phải chiều con chứ làm sao nữa. Xã giao cho tÔi khu núi hoang, tÔi sẽ khai phá nó.
Mấy ngày sau nhận được quyết định giao núi của xã, Ông dựng căn lán nhỏ ở lưng chừng núi, nói Với bà, tÔi lên núi làm nÔng phu đây. Bà can ngăn, Ông đã hưu, sức đâu mà tham Việc. Ông bảo, ở đâu cũng thế, bố ngồi ì đếm sao trời thì con cũng ngồi ngắm trăng. Bố mẹ phải đi trước cho con noi theo. Nói là làm, Ông thế chấp cơ ngơi Với ngân hàng Vay hai tỷ đồng làm Vốn cải tạo núi Quạn. Ông chi năm trăm triệu đồng cho máy cày cày bật sườn núi, phơi những luống đất màu đỏ gạch. Rồi Ông lại chi ba trăm triệu đồng mua cây giống Và phân bón để phủ cây ăn quả cả một sườn núi. Qua mùa xuân, cây lên mầm, xanh ngát, Ông nói Với cậu con trai, nhà ta đã có trang trại, bố già rồi, trao cho con làm chủ trang trại này. Cậu con trai được bố tin tưởng, bảo, Vâng, con nghe bố.
Thắng lên ở trong lán trên sườn núi chỉ đem theo cây nhị lứu. Thắng biết kéo nhị từ thời làng còn một phường chèo của các cụ. Phường chèo làng từng nổi tiếng từ thời tứ tổng diễn Quan Âm Thị Kính, Lưu Bình - Dương Lễ Và Kim Nham đêm nào cũng lấy nhiều nước mắt của các bà, các cÔ. Ngày Vỡ đất, chăm cây, đêm Thắng đem nhị lứu ra cửa lán kéo đoạn chèo Lưu Bình đi thi Về khÔng thấy Châu Long đâu. Tiếng nhị thương nhớ da diết theo điệu hát sa lệch chênh nổi tiếng làng chèo.
Tiếng kéo nhị đêm đêm của Thắng khiến cho một người mất ngủ. Người ấy là Thoa - bạn học của Thắng. Thoa đẹp gái, chỉ phải cái tật ở chân từ nhỏ, đi lại tập tễnh. Vì thế, học xong phổ thÔng, Thoa khÔng thi đại học mà sắm chiếc máy may làm thợ may ở đầu làng. Thắng từng “trồng cây si” ở quán của Thoa mấy tháng, nhưng cÔ khÔng để ý, Vì khÔng muốn làm bạn Với người ham chơi. Nay Thắng lên núi, chăm chỉ ở trên đó, Thoa lại thức Với tiếng nhị lứu.
Một chập tối mùa ĐÔng, Thoa cầm chiếc áo mới may lên trang trại tìm Thắng. Gặp Thắng, Thoa nói như trách yêu, cậu kéo nhị làm người ta mất ngủ.
Thắng nhận chiếc áo mới từ Thoa, nói Vui, trên núi, chiếc áo này làm sao đủ ấm.
Thoa bảo, muốn ấm thì phải chờ…
Lại một đêm ĐÔng, Thoa lên trang trại thăm Thắng Với chiếc áo bÔng cầm tay. Đêm ấy, trên đường từ núi qua cánh đồng lúa Về nhà, cả Thắng Và Thoa đâu biết có người nấp trong bụi cây Ven đường rình làm hại Thoa. Thoa Vừa đi Vừa hát khi bước qua bụi cây Ven đường thì có người từ phía sau nhÔ lên chụp cái bao tải lên đầu. Do trong bao tải có cám xộc Vào miệng, Thoa khÔng thể kêu, chỉ giãy giụa để thoát thân. Nhưng sức Thoa làm sao thắng được sức kẻ thủ ác. CÔ bị làm nhục, khÔng kêu được, chỉ cắn Vào mặt kẻ xấu một miếng mạnh…
Kẻ thủ ác kêu lên một tiếng đau đớn rồi Vùng chạy. Gặp Thắng, Thoa chìa miếng thịt từng ngậm trong miệng ra, bảo, nó đây. Thoa ngồi hai ngày ở quán thợ may ngắm những người đàn Ông lướt qua nhưng khÔng thấy ai trên mặt có Vết sẹo nào. Chỉ có một người Thoa nghi ngờ, đó là Kế, bạn học từng “bám” cÔ dài dài, nhưng cÔ khÔng để ý thì đã “tếch” Về Hà Nội.
Một mờ sáng, từ trên trang trại, Thắng nghe tiếng chó cắn Ông ổng ở cổng làng. Con chó của nhà anh ít khi xuống cổng làng để giữ nhà cho Thoa. Thắng linh cảm điều bất thường, Vội đạp xe xuống bệnh Viên tỉnh, gặp Thoa lúc đó đang lóng ngóng ở trước phòng khám sản phụ.
Thắng nói, Thoa đi bệnh Viện sao khÔng nói cho tÔi biết? Thoa quay Về nhà Với tÔi, đừng nghĩ quẩn.
KhÔng nghe Thắng nói, Thoa bước nhanh Vào hành lang bệnh Viện. Thắng Vội chạy theo nắm tay Thoa. Thoa Vẫy Vùng, bỏ ra, tÔi kêu lên bây giờ. TÔi khÔng cần sự có mặt của anh.
Thắng hét lên, Thoa đừng dại dột. Thoa đáp lại thẳng thừng, tÔi có thân tÔi lo. Thắng đứng run lên, bất ngờ gọi Thoa bằng em, xưng anh, em đừng nói gì nữa, Thoa. Nói chỉ càng thêm đau lòng. Ra ngoài này để anh chở em Về nhà. Em đừng tự làm khổ mình nữa. Nó VÔ tội. Nó cay đắng thật, nhưng rồi nguÔi ngoai, nó chứ khÔng phải ai khác sẽ là hạnh phúc của em. Thoa Vùng Vằng nói, nhiều cay đắng thì khÔng thể có hạnh phúc.
Thắng nói dịu dàng, chân thành Và thuyết phục, đến nỗi nghe xong Thoa lặng người, nhưng ngay sau đó, Thoa cả quyết, gạt tay Thắng, đi như chạy dọc hành lang bệnh Viện.
Lúc đó, hành lang bệnh Viện có nhiều bệnh nhân đi qua đi lại. Có những bệnh nhân chống nạng, có bệnh nhân băng bó, cánh tay bó bột đeo lủng lẳng trước ngực, có bệnh nhân băng mặt. Thoa Vừa bước đi, Vừa quan sát từng gương mặt bệnh nhân. CÔ chú ý đến một gương mặt băng trắng toát lướt qua trước mặt mình. Bỗng nhiên cÔ dừng sững lại trước một bệnh nhân băng kín cả đầu Và mặt, chỉ hở hai con mắt.
Kế có phải khÔng? Thoa hỏi.
Nhìn Thoa, người băng kín đầu Và mặt khÔng trả lời, chỉ đứng ngây một lúc rồi bước đi. Đi Vài bước, người băng mặt ngoảnh lại nhìn Thoa rồi đi tiếp.
Thoa nhìn theo người băng mặt, lên tiếng, Kế có phải khÔng? Người băng mặt bước nhanh hơn.
Thắng từ ngoài chạy Vào bước đến trước mặt Thoa, Thoa, nghe anh nói.
Thoa dựa lưng Vào tường đứng thở. Đợi Thắng đến bên, Thoa nói trong hơi thở gấp, đã nhiều lần em định uống thuốc ngủ, nhưng, chưa biết ai hại mình thì chưa thể chết được nên em đi bệnh Viện Vì cần phải sống tiếp. Giải thoát sự Ô nhục mới có thể sống.
Thoa nói, Vết thương của mình thì cái sẹo cũng của mình. Có khi khÔng chết Vì Vết thương mà chết Vì muốn xóa dấu Vết của Vết sẹo đã liền Vào cơ thể.
Thoa, nó VÔ tội, nó cũng là con anh, con của chúng ta.
Nghe Thắng nói Thoa như muốn khuỵu xuống, anh tốt quá. Anh nghĩ đến Việc này từ bao giờ?
Thắng nói, từ khi biết em bị hoạn nạn. Chúng ta sẽ cưới nhau, em nghe khÔng. Anh xin được cưới em. Anh xin em đấy…
KhÔng! Em khÔng thể làm khổ anh. Anh tốt Với em nên nói thế chứ khÔng phải yêu em, đúng khÔng.
Thoa bước đi một quãng xa, Ôm mặt khóc.
Bệnh nhân băng đầu Và mặt trắng lốp quay trở lại bước chậm như lê từng bước dọc hành lang, ghé Vào tai Thắng, tao, Kế đây, nhớ lấy, cản bước tao, mày sẽ khÔng được yên đâu.
Thắng nói gằn từng tiếng, ra mày là Kế! Bao giờ thì mày khÔng còn bị băng kín mặt?
Kế nhơn nhơn, khi cần, tao sẽ mở băng cho mày biết cái mặt thật của tao. Mày chờ đấy…
Kế nói rồi bước đi. Thắng đến bên Thoa, nói, rồi em sẽ biết kẻ hại em là ai... Về đi em. Để anh chở em Về...
Thắng dắt xe đạp, chờ Thoa ngoan ngoãn ngồi lên rồi chở cÔ đi.
Mấy tháng sau, Thoa sinh một bé trai bụ bẫm. Thắng đến tận Trạm y tế xã để đón mẹ con Thoa Về. Đâu ngờ Vừa bước ra đường thì Kế đứng chắn phía trước. Quá bất ngờ, khÔng đề phòng, Kế giật lấy đứa trẻ Vừa lọt lòng trên tay Thoa. Rất hung hãn, Kế mở tấm khăn mỏng che mặt bé, đưa bé lên tận mặt, nói gằn, tao nói rồi, nó là con tao nên phải giống tao. Trên mặt tao có cái sẹo, thì mặt con tao cũng phải có sẹo. Kế há miệng định cắn Vào má đứa bé, rất nhanh, Thắng nhảy một bước, giật đứa bé trong tay Kế. Kế bị đẩy mạnh, ngã ngồi sau khi đứa bé đã trên tay Thắng. Trong lúc cuống cuồng, Thoa kêu ầm lên, bà con ơi, cứu tÔi Với… cứu tÔi Với.
Những người đi đường xúm lại. Kế thấy mình thất thế, Vùng Vằng bước lùi, đe dọa, chưa xong đâu, rồi chúng mày sẽ biết tay tao.
Thắng ẵm đứa bé cùng Thoa lên trang trại. Trên đó, Kế khÔng thể đến gần đứa trẻ Và Thoa để trả thù. Phải đến cuối Thu, khi cây trong trang trại rộ quả chín, Thắng Và Thoa sẽ làm lễ cưới.
H.Đ.C