Từ Hội Văn hóa Cứu quốc đến Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam – những vấn đề hiện nay của văn hóa, văn nghệ
Ngày đăng: 05/05/2022; 306

Ngày 19 tháng 11 năm 2021, tại Hà Nội, Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam đã tổ chức Hội thảo khoa học “Từ Hội Văn hóa Cứu quốc đến Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam – những vấn đề hiện nay của văn hóa, văn nghệ”, thiết thực hưởng ứng Hội nghị Văn hóa toàn quốc, thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, diễn ra tại Thủ đô Hà Nội vào ngày 24 tháng 11 năm 2021.

Chủ trì Hội thảo: PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân – Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam và PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện – Tổng biên tập Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam.

Tới dự có đại diện lãnh đạo Ban Tuyên giáo Trung ương; các đồng chí thường trực Liên hiệp, chủ tịch các Hội Văn học nghệ thuật chuyên ngành Trung ương, các văn nghệ sĩ, các nhà khoa học, các phóng viên báo, đài Trung ương…

Hội thảo đã nhận được 21 bản tham luận của các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên, nhà báo, các nhà lý luận phê bình văn học nghệ thuật với các đề tài như: “Để Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” của PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân - Bí thư Đảng đoàn, Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; “Tiếp tục xây dựng và phát triển văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam trên chặng đường mới” của nhạc sĩ Nông Quốc Bình – Chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; “Nhiếp ảnh nghệ thuật Việt Nam tiếp nhận hiện thực – giao lưu, phát triển và hội nhập quốc tế” của nghệ sĩ nhiếp ảnh Hoàng Kim Đáng, Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; “Nhiếp ảnh Việt Nam góp phần xứng đáng vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc” của Th.S. nghệ sĩ nhiếp ảnh Trần Thị Thu Đông – Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Nhiếp ảnh Việt Nam; “Vấn đề về dịch thuật và giới thiệu, quảng bá văn học nghệ thuật Việt Nam tại Hoa Kỳ” của TS Bùi Như Hải (thực tập sinh tại Hoa Kỳ); “Thế nào là nền tảng xã hội” của nhà văn Hoàng Quốc Hải – Hội Nhà văn Việt Nam; “Một số ý kiến về luật Điện ảnh sửa đổi” của PGS.TS Lê Thị Bích Hồng – Trường Đại học Sân khấu và Điện ảnh Hà Nội; “Để Âm nhạc luôn đồng hành cùng dân tộc” của nhạc sĩ Nguyễn Thụy Kha – Hội Nhạc sĩ Việt Nam; “Từ Hội Văn hóa cứu quốc đến Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam: điểm tựa vững chắc cho công cuộc bảo tồn và phát triển nền âm nhạc truyền thống Việt Nam” của TS. Nguyễn Đình Lâm – Đại học Quốc gia Hà Nội; “Những vấn đề đặt ra cho văn nghệ sĩ nói chung, những người làm công tác văn hóa văn nghệ dân gian nói riêng trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế” của GS.TS Lê Hồng Lý - Chủ tịch Hội Văn nghệ dân gian Việt Nam; “Nghệ thuật sân khấu Việt Nam không ngừng phát triển” của NSND Trịnh Thúy Mùi - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Sân khấu Việt Nam; “Từ Hội Văn hóa cứu quốc đến Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam: Qua góc nhìn của Hội Nghệ sĩ múa Việt Nam - Những vấn đề hiện nay của sự phát triển văn hóa nghệ thuật” của TS.NSND Phạm Anh Phương - Chủ tịch Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam; “Sự phát triển của tổ chức văn học nghệ thuật ở Đà Nẵng và một số vấn đề đang đặt ra” của ThS. nhà nghiên cứu văn hóa dân gian Bùi Văn Tiếng - Chủ tịch Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật thành phố Đà Nẵng; “Xuân Trình - Người tiên phong đổi mới văn học kịch” của PGS.TS. Nguyễn Thị Minh Thái - Nguyên Chủ nhiệm bộ môn Văn hóa truyền thống, Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông - Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn thuộc Đại học quốc gia Hà Nội; “Từ Đề cương về văn hóa Việt Nam (1943) đến Hội nghị văn hóa toàn quốc lần thứ nhất (XI/1946) và buổi đầu phát triển đường lối văn hóa, văn nghệ của Đảng Cộng sản Việt Nam” của PGS.TS Nguyễn Ngọc Thiện - Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam; “Gắn bó, đồng hành với hiện thực để phát triển” của PGS.TS. NSND Ứng Duy Thịnh - Hội Nghệ sĩ Múa Việt Nam; “Mỹ thuật và hoạt động thị trường” của Nhà phê bình Phan Cẩm Thượng - Hội Mỹ thuật Việt Nam; “Văn học dân tộc thiểu số với việc phát huy các giá trị văn hóa, giá trị nhân văn mang đậm bản sắc dân tộc và miền núi thời kỳ hiện đại và hội nhập” của PGS.TS Trần Thị Việt Trung – Hội Văn học nghệ thuật các Dân tộc thiểu số Việt Nam; “Góp ý nhỏ: Nên cấu trúc lại các Tạp chí văn nghệ địa phương” của Nhà văn Đoàn Tuấn – Phó Tổng biên tập Tạp chí Thế giới Điện ảnh; Một số ý kiến của Hội Kiến trúc sư Việt Nam; Hội Điện ảnh Việt Nam…

Hội thảo nhằm ôn lại truyền thống vẻ vang, những chặng đường lịch sử từ khi Đảng thành lập Hội Văn nghệ Việt Nam (tháng 7/1948) – đến Liên hiệp các Hội Văn học nghệ thuật Việt Nam ngày nay. Một số bản tham luận được tác giả trình bày trực tiếp và các ý kiến trao đổi về những vấn đề đặt ra hôm nay cho sự phát triển văn hóa – văn nghệ, cho đội ngũ văn nghệ sĩ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế; và các nội dung: Thời cơ, thuận lợi, khó khăn thách thức đối với hoạt động văn hóa – văn nghệ trong thời đại cách mạng công nghiệp 4.0; Thực trạng đội ngũ văn nghệ sĩ, tính kế thừa và phát triển; Nâng cao tính chuyên nghiệp trong sáng tác, lý luận phê bình Văn học nghệ thuật; Đảm bảo phát huy dân chủ, tôn trọng tự do sáng tạo, trân trọng tài năng, cá tính sáng tạo. Nâng cao trách nhiệm của văn nghệ sĩ trước công chúng, đất nước và thời đại; Những kiến nghị để thực hiện có hiệu quả những Nghị quyết, Chỉ thị của Đảng về văn hóa – văn nghệ. Đưa Nghị quyết vào đời sống…

Kết luận Hội thảo, PGS.TS, nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân đã nhận xét: Đây là hoạt động về chuyên môn đầu tiên từ khi Liên hiệp chúng ta kiện toàn về bộ máy nhân sự lãnh đạo, bầu được Chủ tịch và được chỉ định Bí thư Đảng đoàn Liên hiệp. Từ sau Đại hội X Liên hiệp vào tháng 1 năm 2021, Liên hiệp đã bắt tay vào thực hiện Nghị quyết Đại hội X đề ra, tiếp thu các nhiệm vụ của nhiệm kỳ trước. Cuộc Hội thảo đã thành công, được nghe 8/21 bản tham luận, với các nội dung về văn hóa, văn học nghệ thuật, những ý kiến về các vấn đề khác nhau xung quanh chủ đề nhìn lại lịch sử hình thành và phát triển của Liên hiệp cũng như các vấn đề đặt ra ngày hôm nay, đặc biệt là mảng lý luận phê bình văn học nghệ thuật…

Tại Hội thảo, một chương trình văn nghệ đặc biệt của Hội Nhạc sĩ Việt Nam, với các tác phẩm âm nhạc của các nhạc sĩ tiền bối như Văn Cao với Sông Lô”, Đỗ Nhuận với Du kích sông Thao, Nguyễn Đình Thi với Người Hà Nội.

Sông Lô, biểu diễn: NSND Quang Thọ

Du kích sông Thao, biểu diễn: ca sĩ Đào Tố Loan

Người Hà Nội, biểu diễn: NSƯT Đăng Dương – ca sĩ Đào Tố Loan, piano: Minh Trang

Nhà LLPB âm nhạc Nguyễn Thị Minh Châu – Phó Chủ tịch Hội Nhạc sĩ Việt Nam, dẫn chương trình nghệ thuật

Một số hình ảnh tại Hội thảo:

Nguồn: Tạp chí Hội nhạc sĩ Việt Nam Âm nhạc Việt Nam 

Số 1+4/2021-2022

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Hệ thống văn bản

Thư viện Video

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Vĩnh Phúc - Bản hòa âm đất nước
Truyện ngắn: Trên chuyến tàu đêm - Tác giả: Minh Ánh
Gặp gỡ tác giả bài xẩm: Vĩnh Phúc tang tình
Bến trăng - Nhạc: Minh Đoàn, thơ: Hải Thanh, trình bày: Anh Tuấn
Truyện ngắn: Người vắng mặt của nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Truyện ngắn: Khoảng trời riêng; Đồng tiền rách của nhà văn Xuân Mai
Khát vọng phát triển: Vĩnh Phúc - khát vọng phồn vinh
Vĩnh Phúc khát vọng phồn vinh
Nét xưa Vĩnh Phúc
Văn Học Nghệ Thuật - Nơi Lưu Giữ Những Đời Văn
Báo cáo Tổng kết Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc 2018- đầu 2019
Triển lãm Mỹ thuật Trẻ Vĩnh Phúc tại Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc