Văn hóa doanh nhân
Ngày đăng: 09/06/2022; 692
 
THANH KÝ
 
Cùng với sự phát triển của đất nước và môi trường kinh doanh rộng mở, đội ngũ doanh nhân Việt Nam đã có những thay đổi cả về lượng và chất, với sự hội tụ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc và thời đại.
Nghị quyết số 33-NQ/TW của Đảng về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước đã nhấn mạnh: “Chú trọng xây dựng văn hóa doanh nghiệp, văn hóa doanh nhân với ý thức tôn trọng pháp luật, giữ chữ tín, cạnh tranh lành mạnh”. Mới đây, Nghị quyết số 35-NQ/TW về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020 cũng nêu rõ: “Doanh nghiệp phải nêu cao ý thức tuân thủ pháp luật, thực hiện liêm chính trong kinh doanh, xây dựng văn hóa doanh nghiệp, đạo đức doanh nhân và trách nhiệm xã hội”.
Trong mối quan hệ giữa kinh tế và văn hóa, văn hóa không phải là cái thứ hai, mà là một nhân tố tham gia trực tiếp vào quá trình phát triển kinh tế.
Khi nói văn hóa doanh nghiệp là một trong nhiều yếu tố làm nên thương hiệu của doanh nghiệp, thì văn hóa doanh nhân đóng vai trò chủ đạo hình thành văn hóa doanh nghiệp.
Sự mở cửa hội nhập, hợp tác và giao lưu… đã xuất hiện nhiều tấm gương doanh nhân thành đạt, làm rạng danh đất nước. Tuy nhiên, bên cạnh đó còn có những doanh nhân chưa thực sự đạt được cái tâm, cái tầm cần có. Tình trạng tối đa hóa lợi nhuận, bất chấp đạo lý, vi phạm đạo đức kinh doanh, thiếu ý thức công dân và trách nhiệm xã hội... đã làm cho hình ảnh quê hương, đất nước kém tươi.
Cách đây hơn cả thế kỷ, chí sỹ Lương Văn Can (1854-1927) đã nói về những điểm yếu của doanh nhân Việt Nam, trong đó có nhiều điều rất đáng suy ngẫm:
Người mình không có thương phẩm, không có thương hội.
Không biết tiết kiệm. Làm ít, tiêu nhiều; chỉ choáng bề ngoài mà xấu bề trong, tốt bộ vỏ mà không có ruột.
Khinh hóa, sính hàng ngoại…
Tất nhiên, không phải mọi doanh nhân nước ta đều yếu kém như vậy. Nhiều doanh nghiệp, doanh nhân Việt Nam đã tiến bộ và trưởng thành lên rất nhiều. Sự cố gắng khắc phục những điều cụ Lương nói đã và đang tạo nên một hệ giá trị cho văn hóa doanh nghiệp, doanh nhân.
Tuy nhiên, ở thời đại mới, quan niệm về hệ giá trị cũng có những phát triển mới, với những đặc trưng mới. Có câu rằng: Thói quen hình thành tính cách, tính cách làm nên số phận. Chính con đường và cách làm ra giá trị thặng dư trong sản xuất và lưu thông của doanh nhân là thành quả của “Đạo làm giàu” gắn với doanh nhân, doanh nghiệp.
Thiết nghĩ, ở thời kỳ hội nhập, ngoài những phẩm chất cần có như tính năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, tạo ra hiệu quả cho xã hội… thì vấn đề đạo đức kinh doanh sẽ tạo nên văn hóa doanh nhân. Văn hóa doanh nhân sẽ góp phần tạo nên tâm hồn, khí phách và bản lĩnh Việt Nam. Bản thân mỗi doanh nghiệp phát triển bền vững cũng chính là phát triển đất nước bền vững.
 
T.K
 
Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Hệ thống văn bản

Thư viện Video

Khai mạc Triển lãm Gốm và Sách với chủ đề “Lửa ấm làng quê”
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Vĩnh Phúc - Bản hòa âm đất nước
Truyện ngắn: Trên chuyến tàu đêm - Tác giả: Minh Ánh
Gặp gỡ tác giả bài xẩm: Vĩnh Phúc tang tình
Bến trăng - Nhạc: Minh Đoàn, thơ: Hải Thanh, trình bày: Anh Tuấn
Truyện ngắn: Người vắng mặt của nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Truyện ngắn: Khoảng trời riêng; Đồng tiền rách của nhà văn Xuân Mai
Khát vọng phát triển: Vĩnh Phúc - khát vọng phồn vinh
Vĩnh Phúc khát vọng phồn vinh
Nét xưa Vĩnh Phúc
Văn Học Nghệ Thuật - Nơi Lưu Giữ Những Đời Văn
Báo cáo Tổng kết Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc 2018- đầu 2019
Triển lãm Mỹ thuật Trẻ Vĩnh Phúc tại Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc