Mấy cảm nghĩ về một câu đối ca ngợi đại tướng Võ Nguyên Giáp
Ngày đăng: 26/03/2025; 48
   Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những người học trò suất sắc của Bác Hồ, cuộc đời của Đại tướng gắn liền với những sự kiện lịch sử vĩ đại của đất nước, là Anh Cả của lực lượng vũ trang nhân dân Việt nam với những chiến công lừng lẫy khắp năm châu. Đại tướng Võ Nguyên Giáp được các nhà quân sự và học giả trên thế giới ghi nhận là một trong 20 vị tướng tài có tầm ảnh hưởng to lớn của thế kỷ 20
   Sinh thời, đã thành lệ vào những dịp sinh nhật Đại tướng nhiều doàn thể, cá nhân thường đến chúc thọ Người cùng những bức trướng, câu đối, áng thơ…ca ngợi tài năng, đức độ của Đại tướng. Vào dịp sinh nhật Đại tướng 90 tuổi, có một đôi câu đối viết rất hay và ý nghĩa để ca ngợi tài năng đức độ của Đại tướng xuất hiện trên mạng và trên các phương tiện thông tin đại chúng được nhiều người tìm đọc . Nội dung câu  đối đó như sau: Văn lo việc nước văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân võ hóa Văn , có điều lúc đó mọi người đều chưa biết tác giả của đôi câu đối này là của ai. Sau này qua tra cứu và tìm hiểu thì được biết tác giả câu đối trên là của ông giáo Hồ Cơ (năm 2013 ông 90 tuổi ) sống ở Phường Láng Hạ, quận Ba đình,Hà Nội. Ông từng làm Hiệu trưởng trườngTrung học Nguyễn Nghiêm, huyện Đức Phổ, Quảng Ngãi. Năm 1954 ông tập kết ra Bắc tiếp tục dạy học, làm báo, làm xuất bản. Ông đã trải qua các chức vụ:Thư ký Tòa soạn báo Người giáo viên nhân dân, Tổng biên tập Tạp chí Nghiên cứu giáo dục, từ năm 1976 đến năm 1987 là Phó giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục.Sau khi về nghỉ hưu ở Hà Nội ông đã tham gia thành lập Câu lac bộ Thơ Thành Công, được biết Câu lạc bộ này do ông làm Chủ nhiệm đã hoạt động rất có hiệu quả. Năm 2000 Câu lạc bộ thơ Thành Công có xuất bản một tập thơ  “Tuổi trăng tròn”, để  kỷ niệm 15 năm thành lập Câu lạc bộ  ( trong tập thơ này có in câu đói trên của ông Hồ Cơ ) .Ông Hồ Cơ kể lại: Sau khi sách in xong ông và một số anh em trong Câu lạc bộ có đến nhà tặng Đại tướng tập thơ “ Tuổi trăng tròn” coi đây là món quà mừng thọ Đại tướng tròn 90 tuổi. Nhận món quà chúc thọ, Đại tướng cảm ơn rồi giở sách ra đọc qua một số bài. Khi đọc tới câu đối này thì Đại tướng cứ đọc qua đọc lại, vẻ mặt trầm ngâm suy nghĩ hồi lâu. Phu nhân Đại tướng ( Giáo sư Đặng Bích Hà ) ngạc nhiên không biết thế nào khi thấy ông cứ chăm chú đọc hai câu này. Tôi xin phép ông Giáp, đứng dậy lấy cuốn sách giở ra đưa cho bà, đọc xong câu đối bà xúc động nói:  “Công lao của nhà tôi đối với đất nước người ta đã ca ngợi nhiều rồi, nhưng viết “Văn lo việc nước văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân võ hóa Văn” như ông thì chưa có ai nói về Anh Văn đúng và hay như vậy…Xin phép được cảm ơn ông và chúc sức khỏe ông”
     Có thể nói chỉ gói gọn trong 14 chữ thôi mà câu đối đã bao quát toàn mỹ đầy đủ về cuộc đời và sự nghiệp vĩ đại của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một vị tướng văn võ song toàn.
    Ở đây cũng cần phải nói tới sự tài tình, sáng suốt và am hiểu sâu sắc triết học phương Đông của Bác, đặc biệt là thuật dùng người qua nhân tướng học khi Bác đã cử một giáo viên trung học lãnh đạo quân đội ngay từ khi mới thành lập. Nhưng có một điều chắc chắn rằng Bác đã tin vào trình độ quân sự và cốt cách nhân văn đối với người học trò suất sắc của mình.Đại tá Nguyễn Huyên,người trợ lý lâu năm nhất của Đai tướng đã viết: “Là một trí thức tham gia Cách mạng anh đã may mắn sớm gặp được Bác Hồ, được Bác giao nhiệm vụ, rèn luyện, thử thách trong thời kỳ đầu của Cách mạng. Với nhãn quan sâu sắc, Bác Hồ đã sớm phát hiện ra phẩm chất và tài năng của anh, một thầy giáo, người làm việc Văn mà tiềm ẩn bên trong một tài năng về Võ, Bác và Đảng đã tin tưởng giao cho anh phụ trách quân sự…Mặc dầu giao cho anh việc Võ nhưng Bác vẫn gọi anh là Văn. Phải chăng Bác Hồ muốn căn dặn làm viêc Võ nhưng phải trên nền Văn”?
     Nói về VÕ thì tài năng, sự nghiệp quân sự của Đai tướng cả dân tộc Việt Nam và cả thế giới đều đã rõ: Từ một thầy giáo dạy văn học sử, không học qua bất cứ một. trường lớp võ bị nào, nhưng nhờ tài năng thiên bẩm, cốt cách nhân văn, luôn khiêm tốn và chịu khó học hỏi Đại tướng đã chắt lọc được những tinh hoa binh pháp của dân tộc và thế giới để tìm ra binh pháp của riêng mình, hình thành nên một “ Binh pháp Việt Nam” vô cùng độc đáo và sáng tạo.Nhìn lại những mốc son chiến thắng mang tính quyết định đến thắng lợi của Cách mạng Việt Nam chúng ta đều thấy nó luôn gắn liền với tên tuổi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ năm 1954 gắn với quyết định thay đổi phương châm tác chiến từ Đánh nhanh- thắng nhanh sang Đánh chậm- chắc thắng của Đại tướng, mà theo Đại tướng thì đây là một quyết định khó khăn nhất trong cuộc đời binh nghiệp của mình.Tiếp đến là chiến thắng trận “ Điện Biên Phủ trên không” trong 12 ngày đêm cuối năm 1972 khi Mỹ cho B52 hủy diệt Thủ đô Hà Nội với mệnh lệnh của Đai tướng “Chọn đúng B52 mà bắn!”.Và đặc biệt là trong Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử Đại thắng mùa xuân năm 1975, trong thế tiến công như vũ bão vào sào huyệt của kẻ thù quân dân ta như được tiếp thêm sức mạnh và niềm tin chiến thắng qua một mệnh lệnh ngắn gọn, rõ ràng và đầy khí thế của Đại tướng mà giờ đây đã di vào lịch sử đó là Thần tốc, thần tốc hơn nữa- Táo bạo, táo bạo hơn nữa ! Xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân từ hai bàn tay trắng ở một nước nông nghiệp nghèo nàn lạc hậu, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Bác Hồ, Đại tướng đã chỉ huy quân đội đánh bại bao nhiêu tướng lĩnh dày dạn kinh nghiệm của hai cường quốc giàu mạnh nhất thế giới, đó thực sự là một kỳ tích minh chứng cho tài năng kiệt xuất về quân sự của Đại tướng.
     Nói về VĂN tức là nói về tính nhân văn của Đại tướng, đạo diễn người Nhật Bản Konaka Yotaro đã viết:Ông có cốt cách của của một văn nhân, có cuộc sống thanh tịnh, khiêm tốn đầy nhân ái bao dung, có cặp mắt và nụ cười hiền hậu chân thành với mọi người, kể cả khi gặp gỡ đối phương…Cốt cách nhân văn của Đại tướng gắn liền với tên VĂN bình dị đã theo Đại tướng suốt cuộc đời cùng với chữ ký, kể cả trong những mệnh lệnh về quân sự. Sinh thời mọi người đều kính yêu gọi Đại tướng bầng cái tên ANH VĂN trìu mến.Lịch sử đã buộc nhân dân ta phải đứng lên cầm súng chống lại kẻ thù khi chúng xâm lăng bờ cõi nước ta. Lịch sử cũng đã đặt lên vai Đại tướng một trọng trách lớn của dân tộc khi Đảng và Bác Hồ đã giao cho Đại tướng chức Tổng chỉ huy quân đội,  đối với Đai tướng thì đây cũng là một việc “ cực chẳng đã” . Điều đó càng rõ khi năm 1990 trong một lần trả lời phỏng vấn của Thời báo New York Time Đại tướng đã tiếc nuối chia sẻ: “ Nếu không có chiến tranh chắc tôi vẫn làm nghề giáo”.
   Là người Tổng chỉ huy quân đội nhưng Đại tướng luôn nhắc các tướng lĩnh thuộc quyền câu nói của Bác: “Không có trận thắng nào là đẹp cả”. Đại tướng cũng đã bao lần không cầm dược nước mắt khi nghe tin thương vong của chiến sĩ và đồng bào. Qua những giọt nước mắt của Đại tướng chúng ta càng hiểu thêm nhân cách của Người.Đến nay cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước của chúng ta đã lùi xa với thắng lợi cuối cùng thuộc về nhân dân ta, quân đội ta nhưng nhìn lại việc để cho người Mỹ khi ấy “ rút quân trong danh dự” không đánh đến cùng cũng là một cách hành xử mang tính thượng võ, đầy chất nhân văn của dân tộc ta.  Và một trong những con người cụ thể mang đậm bản sắc quí báu, tốt đẹp đó của dân tôc Việt Nam ta không ai khác đó là Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Công lao to lớn của Đại tướng đối với Cách mạng Việt Nam là vậy nhưng Đại tướng vẫn luôn khiêm tốn nói rằng:”Mọi chiến thắng đều là của nhân dân,tôi chỉ là người lính, như giọt nước trong đại dương nhân dân bao la…” Cốt cách nhân văn của Đại tướng càng được thể hiện rõ qua giai đoạn biến cố của cuộc đời.. Chẳng cần thổ lộ những nỗi buồn, nhưng dường như đông đảo công chúng khi ấy vẫn cảm nhận được nỗi buồn lắng sâu trong cõi lòng Đại tướng, những trăn trở của Đại tướng đêm đêm khi thấy đời sống nhân dân còn nghèo khổ, hiện tượng lãng phí, tham nhũng triền miên, không ít cán bộ có biểu hiện suy thoái biến chất…Bây giờ có điều kiện để nhìn lại, có thể coi đây là “một khoảng lặng” thật kỳ lạ trong cuộc đời của Đại tướng, bởi chính khoảng lặng này càng làm cho Đại tướng thêm trong sáng hơn, hoàn mỹ hơn nhân cách và công lao của mình đối với đát nước.
    Chất văn trong con người Đại tướng còn được thể hiện Đại tướng là một người rất mê văn chương, âm nhạc, nhiếp ảnh và hội họa. Trong thời kỳ kháng chiến chống Pháp gian khổ, thiếu thốn moi thứ nhưng Đại tướng vẫn luôn quan tâm đến các văn nghệ sĩ, tạo điều kiện và khuyến khích các văn nghệ sĩ sáng tác được nhiều tác phâm có chất lượng phục vụ kịp thời cho công tác tuyên truyền và cổ vũ, động viên các chiến sĩ ngoài mặt trận.Ngay trong giai đoạn ác liệt nhất của Chiến dịch Điện Biên Phủ Đại tướng đã cho phổ biến trong toàn quân ca khúc Hò kéo pháo để góp phần khích lệ tinh thần chiến đấu cho bộ đội..Những năm cuối đời dù tuổi đã cao Đại tướng vẫn dành cho mình những phút giây thư giãn để vừa ngồi gõ đàn piano vừa hát hoăc đọc thơ.  
     Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã trở thành vị tướng trong lòng dân, vị tướng của hòa bình.Bởi thấu hiểu lòng dân nên Đại tướng đã sống và hành xử nhân hậu, nhân văn và nhân bản đến tận giây phút cuối của cuộc đời. Thật đúng là “ Văn lo việc nước văn thành Võ/ Võ thấu lòng dân võ hóa Văn. Ngày 04 tháng 10 năm 2013 Đại tướng ra đi về với cõi vĩnh hằng ở tuổi 103,ông Hồ Cơ tác gỉả của câu đối trên đã viết một câu đối khác thay lời ngưỡng vọng đến vi Đại tướng thiên tài của dân tộc :
                                      Trăm tuổi lừng danh Văn Đại tướng
                                       Nghìn thu vang tiếng Võ Anh hùng.
               Tác giả xin phép được dùng câu đối trên để kết thúc bài viết này.

B.X.D

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Hệ thống văn bản

Thư viện Video

Khai mạc Triển lãm Gốm và Sách với chủ đề “Lửa ấm làng quê”
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Vĩnh Phúc - Bản hòa âm đất nước
Truyện ngắn: Trên chuyến tàu đêm - Tác giả: Minh Ánh
Gặp gỡ tác giả bài xẩm: Vĩnh Phúc tang tình
Bến trăng - Nhạc: Minh Đoàn, thơ: Hải Thanh, trình bày: Anh Tuấn
Truyện ngắn: Người vắng mặt của nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Truyện ngắn: Khoảng trời riêng; Đồng tiền rách của nhà văn Xuân Mai
Khát vọng phát triển: Vĩnh Phúc - khát vọng phồn vinh
Vĩnh Phúc khát vọng phồn vinh
Nét xưa Vĩnh Phúc
Văn Học Nghệ Thuật - Nơi Lưu Giữ Những Đời Văn
Báo cáo Tổng kết Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc 2018- đầu 2019
Triển lãm Mỹ thuật Trẻ Vĩnh Phúc tại Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc