Điện Biên Phủ - Thách thức và hóa giải
Ngày đăng: 20/05/2025; 35
VŨ HẢI ĐĂNG
 
KỲ I: THÁCH THỨC
 
Chiến cuộc Đông Xuân 1953 - 1954 chiến thắng Điện Biên Phủ diễn ra cách nay 70 năm nhưng nhiều nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự thế giới vẫn không ngừng tìm hiểu nguyên nhân thắng lợi, bài học kinh nghiệm trong chỉ đạo chiến lược, chiến thuật quân sự của Việt Nam nhằm lý giải một trong những sự kiện lịch sử oanh liệt nhất thế kỷ XX và tìm ra bài học cho thực tiễn hôm nay.
Tết Giáp Ngọ (1954) đúng vào ngày mùng Ba tháng Hai - kỷ niệm hai mươi tư năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam; quân đội ta cũng vừa tròn mười tuổi. Sáng ngày mùng Một Tết, vừa để hiệu chỉnh pháo cho chiến dịch Điện Biên Phủ vừa đón chào năm mới Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lệnh cho pháo binh ta bắn mười phát đạn pháo 75 ly vào sân bay Mường Thanh. Nhiều máy bay của quân Pháp đang đỗ ở sân bay bốc cháy khiến kẻ địch vừa hoảng sợ vừa tức điên người. Sáng ngày mùng Hai Tết, Tướng De Castries (Đờ-Cát) cho máy bay rải truyền đơn thách thức quân ta tiến công vào Điện Biên Phủ.
Không phải tới thời điểm này quân Pháp mới thách thức ta tiến công vào Điện Biên Phủ mà ngay từ đầu năm 1954 sau khi biến Điện Biên Phủ thành một cái bẫy, một con nhím lớn để tiêu diệt quân chủ lực của ta, thực dân Pháp đã mong muốn điều này. Để rõ hơn vấn đề này, chúng ta cùng lui lại thời điểm đầu tháng Năm năm 1953. Lúc này, cùng với sự bế tắc trong chiến tranh ở Đông Dương mà chủ yếu là trên chiến trường Việt Nam là sự thay thế hàng loạt tướng lĩnh của quân đội Pháp.
Ngày 8/5/1953, tướng Navarre (Na-va) được bổ nhiệm làm Tổng chỉ huy quân đội viễn chinh Pháp tại Viễn Đông thay cho tướng Salan (Sa-lăng). Lúc đầu, Na-va không mặn mà gì với cương vị mới này nên tìm cách từ chối với lý do mình không có kinh nghiệm về Đông Dương… Nhưng Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng Pháp bấy giờ là Mayer (May-ê) đã thuyết phục Na-va bằng sự khẳng định: “Đó là vì nhà cầm quyền ở Sài Gòn đang cần một con người mới để nhìn nhận vấn đề bằng cái nhìn mới…”. Lời nói mang tính khích lệ này khiến Na-va xiêu lòng. Đã vậy, Na-va muốn mang lại cho Đông Dương “một cái gì khác” những người tiền nhiệm.
Thời gian này, ở Pháp đang bàn luận nhiều tới chiến thuật “con nhím” Nà Sản mà người tiền nhiệm Sa-lăng kiến tạo lên. Có người không ưa thì cho rằng, những tiểu đoàn nằm chơ vơ giữa vùng rừng núi, tự cô lập mình bằng những hầm hào, ụ súng và dây thép gai, đối phương không cần đến một cuộc tấn công, chỉ cần cắt đứt đường tiếp tế lương thực là nó sẽ bị tiêu diệt. Thậm chí, trước ngày Na-va lên đường sang Đông Dương, một người bạn đã rỉ tai Na-va, rằng: “Hãy coi chừng cái con nhím tẩm độc”. Na-va đáp: “Mình sẽ sớm chấm dứt cái trò này”.
 
Nhưng khi sang Đông Dương thì vấn đề con nhím Nà Sản lại được đánh giá là một giải pháp xuất sắc của Sa-lăng để chuyển nguy thành an, cứu được vùng Tây Bắc và số quân đồn trú ở đây.
Na-va có mặt tại Đông Dương ngày 19/5/1953 và chính thức nhận nhiệm vụ vào ngày 28/5. Sứ mệnh của Na-va là xoay chuyển tình thế để tìm cách thoát ra khỏi chiến tranh ở Đông Dương trong danh dự.
Ngày 22 tháng 5, có nghĩa là còn gần một tuần nữa mới chính thức nhận chức, Na-va đã tranh thủ cùng một số sĩ quan tham mưu “cưỡi” chiếc máy bay cánh quạt có tên Dakota (Đa-kô-ta) do Mỹ sản xuất từ sân bay Gia Lâm đi thị sát con nhím Nà Sản. Khi máy bay ổn định độ cao, viên phi công hỏi Na-va: “Muốn bay ở độ cao nào?”. Na-va đáp: “Ở độ cao nào mà ta có thể nhìn thấy cái gì đó ở bên dưới”. Viên phi công cho máy bay hạ thấp độ cao để Na-va có thể nhìn rõ những ngọn đồi xanh mướt, những dòng suối như những con trăn ẩn hiện dưới tán rừng xanh biếc và cả những ngôi nhà sàn bé tẹo trên những bản làng lèo tèo đang độ hè sang. Thi thoảng Na-va nhìn thấy những đám khói đốt nương rẫy mà không hề thấy những bóng người, hay hoạt động nào có tính chất đe dọa chuyến bay giữa thanh thiên bạch nhật của mình. Na-va nghĩ: Ta có máy bay, xe tăng, đại bác và cả một quân đội nhà nghề lại được đồng minh là Mỹ viện trợ tại sao lại chịu thua một đội quân Việt Minh còn rất non trẻ mà đến một khẩu súng hiện đại cũng không có nói gì đến xe tăng, máy bay, đại bác...
Đang mải mê quan sát địa hình bên dưới và suy nghĩ về so sánh lực lượng giữa quân Pháp và Việt Minh, bỗng một loạt đạn súng phòng không từ dưới tán rừng rậm như đàn chim sẻ vút lên vây quanh chiếc Đa-kô-ta đang bồng bềnh giữa làn mây trắng trong thung lũng khiến Na-va ớn lạnh sống lưng. Chiếc máy bay đáng lẽ sẽ lượn thêm vài vòng quanh để Na-va quan sát địa hình liền vội hạ cánh xuống Nà Sản với đôi cánh lỗ chỗ vài vết đạn.
Người ra đón Na-va là Đại tá Berteil (Béc-tăng), quyền chỉ huy tập đoàn cứ điểm Nà Sản. Với tác phong khẩn trương, từ cứ điểm, theo yêu cầu, Béc-tăng đưa Na-va và đoàn tuỳ tùng tham quan con nhím Nà Sản. Sau khi lên xe con tham quan bộ lông xù xì của con nhím là những lớp hàng rào dây thép gai dày đặc xen kẽ những bãi mìn tiếp nối nhau trên sườn đồi trải dài bao quanh các cứ điểm, Na-va cảm giác chúng giống như những giàn nho cuối vụ ở vùng Bordeaux nước Pháp, nhưng ở đây trông nó tiêu điều xơ xác và thê lương đến khó tả mà lòng thầm nghĩ: “Mới cách đây vài hôm mình còn nhâm nhi thứ rượu nho hảo hạng ấy trong không khí bình yên bên những người thân vậy mà nay đã ở đây, cái xứ sở xa lắc và heo hút này. Không biết khi nào mới có thể rút chân ra khỏi cái vũng lầy An Nam, xứ Đông Dương này để trở về Pháp quốc. Có phải mình không sáng suốt hay đã thiếu nhìn xa trông rộng hay thiếu quyết đoán trong một tình thế diễn ra quá nhanh, hay chỉ vì chút danh dự quý tộc hão huyền...”.
Sau khi dẫn Na-va và đoàn tuỳ tùng tham quan vòng ngoài, Béc-tăng dẫn đoàn lui vào trong để xuống tuyến hào ngầm và nổi được gia cố bởi những khúc gỗ to, bao tải chứa đất đá chắc chắn xếp chồng lên nhau. Na-va nhìn thấy những đường hào liên thông nhau rộng rãi lại được gác gỗ ở phía trên và lấp đất khá dày để chống lại đạn pháo cối, lựu đạn. Ở những vị trí quan trọng còn được được bố trí những khẩu súng máy hạng nặng với những băng đạn vàng choé sẵn sàng nhả đạn. Những vị trí ít quan trọng hơn có những lỗ bắn nhỏ dành cho súng trường hướng về phía đối phương.
Vừa đi Béc-tăng vừa giới thiệu cho đoàn tham quan đâu là tuyến hào số một, số hai, đâu là vị trí hoả lực, đâu là những mục tiêu, những phương án giả định khi đối phương tiến công, đâu là tuyến tiếp tế… Béc-tăng nói một cách say sưa, cuốn hút, đầy thuyết phục về vị trí, công năng và tác dụng của con nhím Nà Sản.
Cuối chiến dịch Tây Bắc, tinh thần quân viễn chinh và biệt kích ở Tây Bắc xuống tới mức thấp nhất, những đồn binh kiên cố vừa bị đối phương động tới là tan vỡ. Sa-lăng chọn đúng cái thung lũng nhỏ bé này rồi huy động làm gấp một sân bay dã chiến, cắm lên những đồi cao xung quanh sân bay một số đồn bốt để kéo dài cuộc chiến đấu phòng ngự của mình, không ngờ nó đã tạo nên một hiệu quả khác thường khiến cho những đơn vị tác chiến của Việt Minh đang say sưa với chiến thắng phải khựng lại ngay sau vài trận đánh...
Béc-tăng chỉ cho Na-va xem những công sự, lô cốt, chiến hào nằm sau những hàng rào thép gai chẳng có gì đặc biệt nhưng đã gây ra cho đối phương những ảnh hưởng ngoài mong đợi.
Na-va lúc đầu hơi khó chịu nhưng rồi cũng bị cuốn hút về cách nói hồn nhiên, vô tư, đôi lúc còn pha thêm chút hài hước của Béc-tăng. Và cuối cùng Na-va nhận thấy đây chính l&agr gần 20 tấn do Mỹ viện trợ, 12 máy bay thường trực tại sân bay Mường Thanh cùng nhiều phi đội từ Gia Lâm (Hà Nội) và Cát Bi (Hải Phòng) sẵn sàng yểm trợ… nhằm giương một cái bẫy lớn chờ đón quân bộ đội chủ lực của ta.
Sau khi có được tất cả các thông tin tình báo về việc chuyển quân, điều động hậu cần và các phương tiện chiến đấu của Việt Minh, Bộ Tổng tư lệnh quân đội viễn chinh Pháp ở Đông Dương nhận định, rằng, trận chiến đấu ở Điện Biên Phủ sẽ xảy ra ác liệt, nên quyết định trang bị cho Điện Biên Phủ những phương tiện có thể tiêu diệt đại bác của Việt Minh bằng những trận “phản pháo” hiệu quả nhất và tiêu diệt bộ binh của Tướng Giáp bằng những đòn “ngăn chặn” sấm sét của pháo binh và máy bay.
Ngoài hỏa lực của pháo binh ở trận địa, cứ điểm Điện Biên Phủ còn được yểm trợ bằng hỏa lực của máy bay khu trục và máy bay ném bom B26 của không quân và không quân hải quân. Từ thời Napoléon (Na-pô-lê-ông), người Pháp đã từng tự hào về hiệu lực và kỹ thuật pháo binh của mình. Trong cuộc chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918), pháo 75 ly của Pháp đã tỏ ra hơn hẳn pháo 75 ly của Đức và đã được Mỹ chọn làm loại pháo tiêu chuẩn của các đơn vị bộ binh Hoa Kỳ.
Phần lớn các vị chỉ huy cao cấp của Pháp ở Đông Dương đều xuất thân là sĩ quan pháo binh. Trong hàng sĩ quan cấp tá của Đờ Cát-xtơ-ri có một sĩ quan pháo binh 48 tuổi chỉ còn một cánh tay, gương mặt tròn, đó là Trung tá Charles Piroth (Sác-lơ Pi-rốt). Người Pháp chọn Pi-rốt giữ chức vụ này vì ông ta đã từng tham gia chiến tranh thế giới thứ hai (1939 - 1945), đã bị thương nặng ở mặt trận Ý năm 1943, bị cưa cụt một cánh tay đến sát bả vai nhưng Pi-rốt vẫn được đánh giá là một sĩ quan đầy năng lực. Sang Đông Dương, Pi-rốt chỉ huy Trung đoàn pháo binh châu Phi số 69. Theo ý kiến của Tướng Coóc-ni, thì: “Sĩ quan pháo binh Pi-rốt sẽ bổ sung hoàn hảo cho sĩ quan kỵ binh Đờ Cát-xtơ-ri trong việc trấn giữ Điện Biên Phủ”.
Pi-rốt tới Điện Biên Phủ ngày 7/12/1953. Ngay ngày hôm sau, đơn vị pháo binh quan trọng đầu tiên đã được máy bay chở đến tập đoàn cứ điểm. Đó là đơn vị số 3 thuộc Trung đoàn pháo binh thuộc địa số 10.
Từ ngày 26 đến ngày 29 tháng 12 năm 1953, pháo binh Pháp ở Điện Biên Phủ tiếp tục được tăng cường, trong đó có Trung đoàn pháo binh thuộc địa số 4, là Trung đoàn pháo binh lâu năm nhất của Pháp ở châu Á. Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ còn có 3 đại đội súng cối hạng nặng 120 ly cũng là loại súng có cỡ nòng lớn nhất hiện thời. Loại súng này với lối bắn cầu vồng, viên đạn sau khi bắn lên rơi thẳng xuống, quả đạn to có cánh đuôi nhìn như quả bom con có thể phá hủy các hầm hào của đối phương. Hỗ trợ những khẩu pháo ở Điện Biên Phủ đã có những máy bay trinh sát theo dõi mọi sự vận chuyển của đối phương hiện đang đỗ tại sân bay Mường Sài ở Lào. Ngoài ra, hằng ngày máy bay trinh sát của không quân còn chụp ảnh các trận địa đối phương quanh thung lũng nhằm cung cấp thông tin tình báo cho Bộ chỉ huy quân Pháp tại Điện Biên Phủ.
Thực tế, Trung tá Pi-rốt đã có một kế hoạch cụ thể nhằm tiêu diệt pháo binh của Việt Minh. Pi-rốt thường trình bày kế hoạch này với các quan chức tới thăm cứ điểm Điện Biên Phủ với một tinh thần phấn chấn: “Một là, Việt Minh không thể đưa pháo hạng nặng tới đây được. Hai là, nếu pháo Việt Minh đến, chúng tôi sẽ đè bẹp nó. Ba là, nếu pháo Việt Minh vẫn cố tiếp tục bắn, chắc chắn sẽ không đủ khả năng để tiếp tế đầy đủ đạn cho pháo tới mức thực sự gây nguy hiểm cho chúng tôi được...”. Những lí lẽ mà Pi-rốt đưa ra rất thuyết phục, không thể bác bỏ.
Trong một chuyến đi thị sát của Tướng Na-va lên Điện Biên Phủ có Tướng Coóc-ni và Lauzin (Lô-danh), Tư lệnh không quân Pháp ở Đông Dương đi cùng. Đờ Cát-xtơ-ri và Trung tá Pi-rốt đã hướng dẫn các vị tướng đi thăm cụm cứ điểm Him Lam vừa được củng cố xong. Tướng Na-va với con mắt nhà binh lão luyện ngắm nhìn con đường 41 và trung tâm thung lũng Điện Biên Phủ có những quả đồi nổi bật trên nền trời tỏ vẻ lo ngại hỏi Pi-rốt: “Xung quanh cụm cứ điểm Him Lam là những rừng cây um tùm, rậm rạp, nếu trong đó Việt Minh có thể giấu pháo hạng nặng, và nếu Việt Minh chiếm được cụm cứ điểm Him Lam thì phần lớn tập đoàn cứ điểm sẽ nằm dưới tầm hỏa lực địch”.
Trung tá Pi-rốt trả lời Na-va, rằng: “Thưa Đại tướng, không một khẩu pháo nào của Việt Minh có thể bắn tới ba phát mà không bị pháo của tôi tiêu diệt…”.
Sau khi tham quan “thành trì Điện Biên Phủ”, Thủ tướng Pháp Lanien (La-ni-en) đã hào hứng nhận xét: Các sĩ quan Pháp ở đây đều nóng lòng chờ đợi Việt Minh và Đờ Cát-xtơ-ri không muốn nhận thêm nhiều quân bổ sung trước khi trận đánh bắt đầu vì sợ Việt Minh thấy thế sẽ không tiến công Điện Biên Phủ nữa. Nhìn chung mọi người đều cho đây là cơ hội tốt, một dịp may hiếm có để tiêu diệt bộ đội chủ lực Việt Minh.
Cùng với quan điểm trên, nhà báo Luy-xiêng Boóc-ne của Pháp cũng cho rằng: “Từ ngày bắt đầu cuộc chiến tranh với Việt Minh, chưa bao giờ, đúng là chưa bao giờ các lực lượng của ta lại gặp phải một lực lượng địch tập trung đông đảo với tầm quan trọng như ở Điện Biên Phủ. Từ trước tới nay, đối diện với chúng ta vẫn luôn luôn là một kiểu chiến tranh của du kích, một kiểu chiến tranh du kích liên tục phá hoại lực lượng và tinh thần của quân đội chính quy, bất chấp năng lực và sức mạnh chiến đấu của quân đội chính quy đó như thế nào... Tuy nhiên theo thời gian, các lực lượng quân sự của Việt Minh đã tập hợp lại và người ta biết chắc chắn rằng nhiều sư đoàn chủ lực của họ đã được tổ chức và ngày một ngày hai những sư đoàn này sẽ tham chiến. Với tất cả những nguyên nhân chiến lược kể trên, cần phải thêm một một ý định rất chính đáng của Bộ Tổng tham mưu quân đội Pháp là muốn giăng một cái bẫy nhử địch vào trong. Cái bẫy đó phải được chuẩn bị chu đáo tới mức quân Việt Minh nhảy vào là sẽ bị đánh gãy răng, sẽ gặp một sự kháng cự không lường được, một hỏa lực mạnh và một sức kháng cự không lường trước được. Cái bẫy đó là Điện Biên Phủ”.
Nhưng đến thời điểm này, Đại tướng Võ Nguyên Giáp mới là người điều binh khiển tướng trên chiến trường Việt Nam và Đông Dương, khiến cho kế hoạch Na-va lần lượt thất bại từng phần đi đến thất bại hoàn toàn. Trong cơn bế tắc, Na-va vớ được “con nhím” Nà Sản và cho rằng đây là một điểm sáng, một mô hình cần nhân rộng. Và “con nhím” Điện Biên Phủ đã nhanh chóng ra đời.
“Biết địch biết ta trăm trận trăm thắng”, Đại tướng Võ Nguyên Giáp vị Tổng tư lệnh tối cao của quân đội ta, sau khi nghiên cứu kỹ tình hình Điện Biên Phủ đã quyết định chuyển đổi phương thức tác chiến từ “đánh nhanh” sang “đánh chắc tiến chắc”. Nhờ đó đã thoát khỏi cái bẫy hiểm độc của quân Pháp. Quân ta đã thực hiện chiến thuật vây lấn bằng cuộc chiến tranh đường hào nhằm chia cắt đường bộ và cắt đứt hoàn toàn con đường tiếp tế là đường hàng không của địch để giành thế chủ động, tiêu diệt từng bộ phận tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ… Sau 56 ngày đêm chiến đấu quyết liệt, không ngừng nghỉ, từ ngày 13/3/1954 đến ngày 7/5/1954, qua 3 đợt tiến công liên tục, gay go và ác liệt nhất là đợt tiến công thứ 2 vào sườn đông của Điện Biên Phủ nơi có cứ điểm A1, chúng ta đã cắm cờ trên nóc hầm Đờ Cát. Tiêu diệt và bắt sống toàn bộ sỹ quan và binh lính Pháp tại Điện Biên Phủ. Thu giữ toàn bộ vũ khí trang bị của địch tại đây.
Chiến thắng Điện Biên Phủ thắng lợi đã kết thúc 9 năm kháng chiến trường kỳ, gian khổ nhưng cũng đầy anh dũng của quân và dân ta. Chiến thắng này ghi một mốc son chói lọi vào lịch sử dân tộc, thời đại, trở thành biểu tượng của chủ nghĩa anh hùng và sức mạnh thời đại.
Với sự nghiệp cách mạng Việt Nam: Chiến thắng Điện Biên Phủ đã cổ vũ toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta quyết tâm thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc, dân chủ Nhân dân ở miền Nam, thống nhất đất nước và đưa cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội, buộc thực dân Pháp phải ký Hiệp định Genève (Giơ-ne-vơ) 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương, đồng thời chấm dứt ách thống trị của thực dân Pháp kéo dài hàng thế kỷ, mở ra bước phát triển mới cho cách mạng Việt Nam, Lào, Campuchia. Chiến thắng này còn khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng, của Bác Hồ và sự lớn mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, mở ra giai đoạn cách mạng mới để tiếp tục công cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, giải phóng hoàn toàn miền Nam và thống nhất đất nước.
Với phong trào cách mạng giải phóng dân tộc tr&eciave; người có phẩm chất đặc biệt của một sĩ quan tham mưu với những kinh nghiệm, suy nghĩ, lập luận mà ông ta đang rất cần.
Béc-tăng nói về sự có ích và cần thiết của con nhím Nà Sản trên chiến trường vùng rừng núi Tây Bắc Việt Nam hiện nay với những lập luận, phân tích rõ ràng rất cuốn hút. Con nhím này chỉ là sự tập hợp rất nhanh những đồn bốt nằm lẻ loi không thể tự bảo vệ được mình vào một địa hình được lựa chọn, theo nguyên lý tạo lên một miếng mồi quá to khiến Việt Minh không thể nào “gặm” nổi. Những tiểu đoàn chiến binh tinh thần xuống rất thấp trên đường rút chạy khi tập hợp lại trong tập đoàn cứ điểm đã trở thành nhà vô địch. Béc-tăng tính toán với trình độ trang bị như ở Việt Nam hiện nay, trong một vài năm trước mắt, Việt Minh chưa thể vượt qua được con nhím này, cho nên việc bảo vệ những vùng rừng núi vốn ít lực lượng như ở Tây Bắc sẽ không cần lo bảo vệ từng đồn bốt nhỏ lẻ như trước đây, chỉ cần mỗi khi địch mở chiến dịch ta sẽ rút các đồn bốt về tập trung như ở đây thì buộc đối phương sớm muộn cũng phải rút lui, khi họ rút đi rồi lực lượng đồn trú ở các con nhím lại trở về vị trí cũ.
Không bao lâu Béc-tăng đã gây ấn tượng mạnh với Na-va. Na-va thầm nghĩ: “Đây chính là người mà hiện một người thiếu kinh nghiệm về Đông Dương như mình đang cần”.
Sau chuyến thị sát Nà Sản, Na-va nhận thấy không thể bỏ qua Béc-tăng - một con cáo già ở Đông Dương. Một thời gian ngắn sau Béc-tăng đã trở thành phó ban tác chiến và là trợ thủ đắc lực nhất của Na-va.
Trong một cuộc họp ngay sau chuyến thị sát Nà Sản, Na-va gợi lại trong cơ quan chỉ huy sự đánh giá về tập đoàn cứ điểm này. Trung tướng Cogny (Coóc-ni) đã biết ở Pháp có những người bài bác chiến thuật con nhím, họ chê Nà Sản đã thu hút nhiều tiểu đoàn cơ động như vậy mà vừa qua đã không ngăn được Việt Minh tiêu diệt Sầm Nưa.
Sa-lăng cha đẻ của con nhím Nà Sản đương nhiên phải bảo vệ chiến thuật này, ông ta cho rằng nếu không có nó, phần núi rừng còn lại ở cực Bắc Đông Dương đã rơi vào tay Việt Minh và sẽ là một nguy cơ lớn cho cả cuộc chiến tranh. Sa-lăng không phủ nhận những nhược điểm của Nà Sản như Coóc-ni đã nói nhưng ông ta cho rằng đó không phải là nhược điểm của chiến thuật con nhím trong tương quan lực lượng hiện thời ở Đông Dương mà chỉ là nhược điểm về địa lý. Khi thiết lập tập đoàn cứ điểm ở Nà Sản, Sa-lăng không có quyền lựa chọn trước sự truy đuổi quá gấp của những binh đoàn chủ lực Việt Minh. Nhưng ngay sau đó Sa-lăng đã thấy ngay rằng Nà Sản không có tính chất của một vị trí chiến lược ở Tây Bắc. Con nhím Nà Sản đáng lẽ phải nằm ở Điện Biên Phủ. Một con nhím lớn nằm tại đây vừa có thể bảo vệ đồn binh ở Lai Châu, thủ đô xứ Thái tự trị của vương quốc Đèo Văn Long, hơn thế nữa nó sẽ bảo vệ cho cả thủ đô Luangprabang của vương quốc Lào - một quốc gia liên kết được chính phủ Pháp bảo hộ. Sa-lăng còn thống thiết bày tỏ: “Từ một năm qua, nhiều người ngồi đây hẳn còn nhớ, tôi đã mơ ước điều này”.
Chưa ai quên điều đó. Cơ quan tham mưu đều đã nghe Sa-lăng lập luận về sự lợi hại của một con nhím nằm ở Điện Biên Phủ kết nối với đồn binh ở Lai Châu và một số căn cứ ở Thượng lào. Thậm chí họ đã đặt cho nó cái tên “Quần đảo Sa-lăng”.
Sau một hồi thảo luận sôi nổi, cơ quan Phòng Nhì cũng hăng hái bày tỏ sự đồng tình với ý kiến của Sa-lăng. Họ bổ sung thêm: Với phương tiện tiếp tế hiện thời của Việt Minh chỉ là đôi chân không cho phép những quân đoàn tác chiến chủ lực hoạt động tại một vùng thượng du nghèo quá xa căn cứ như vậy. Thậm chí họ còn khẳng định: một học sinh trung học cũng có thể tính được rằng, một người nông dân có thể gánh một gánh gạo nặng khoảng 30kg đi và về quãng đường từ Thanh Hoá hoặc Hà Nam lên Điện Biên khoảng 500km, theo đường rừng, nhân đôi bằng 1.000km.
 
Mỗi giờ đi được 4km, mỗi ngày đi khoảng 8 giờ, được 32km. Nếu gặp thời tiết mưa gió hay tắc đường thì quãng đường còn dài hơn. Nên tính bình quân một người cả đi và về quãng đường trên cũng mất tròn một tháng. Và đương nhiên họ cũng phải ăn trong cả một tháng đó bất kể có gánh gạo hay không. Vậy họ sẽ phải ăn 21kg gạo, như thế chỉ còn 9kg gạo nhập kho, thậm chí còn có thể bị rơi vãi, hao hụt… Ấy là chưa kể bị không quân và pháo binh Pháp oanh kích… Tóm lại việc tiếp tế cho một chiến trường xa như vậy bằng đôi chân của người An Nam là hoàn toàn không khả thi. Trong khi phía Pháp có cả những cầu hàng không hiện đại có thể chở hàng trăm tấn hàng mỗi ngày đến bất cứ đâu trên mảnh đất Đông Dương này.
Con số này họ tính tỉ lệ là 9/30kg, còn cao hơn con số thực tế mà ta tổng kết sau này là 4kg gạo nhập kho trên 32kg gánh ở đồng bằng lên.
Na-va ngồi nghe các sĩ quan tham mưu phát biểu ý kiến một cách chăm chú, nhưng không hề tỏ thái độ gì. Cái im lặng của Na-va không chứng tỏ ông ta là người mới đến chưa hiểu biết gì về Đông Dương mà là đang toan tính điều gì đó. Thực tình Na-va đang rất quan tâm đến chiến thuật con nhím nhưng không muốn mọi người biết tới sự quan tâm của mình. Là một chiến binh trải qua hai cuộc chiến tranh thế giới, Na-va biết một giải pháp cho chiến tranh chỉ có thể tìm thấy trên chiến trường, ở chính những người lính đang chiến đấu, những người không hề biết chính mình đang nắm trong tay những giải pháp quyết định. Đối với họ, những ý kiến đúng sai nhiều khi chẳng quan trọng. Nhưng đối với Na-va, những cuộc trao đổi như thế này lại có thể giúp ông ta làm nên sự nghiệp.
Điện Biên Phủ, một mảnh đất heo hút phía Tây Bắc Việt Nam, vốn vô danh trên những tấm bản đồ quân sự cả hai phía giờ bỗng thành điểm sáng trên tấm bản đồ của cơ quan Tham mưu Pháp ở Đông Dương và càng sáng lên sau mỗi nước điều quân khiển tướng của hai kỳ thủ là Tướng Giáp và Na-va.
Thực dân Pháp muốn biến Điện Biên Phủ thành một cái bẫy, một con nhím lớn gấp nhiều lần con nhím Nà Sản để tiêu diệt đội quân chủ lực của ta, hòng bẻ gãy ý chí giành độc lập dân tộc của chúng ta một lần nữa. Con nhím đó phình to như thế nào, sự hoá giải ra sao mời bạn đọc đón xem tiếp kỳ hai sẽ rõ.
 
KỲ II: HÓA GIẢI
 
Kế hoạch Na-va được Hội đồng quốc phòng Pháp thông qua ngày 24/7/1953, trước khi Na-va nhậm chức vài ngày. Nếu theo đúng quy trình, bản kế hoạch này phải tham khảo ý kiến của nhiều cơ quan liên quan nhưng trong tình hình khẩn cấp như hiện tại bản kế hoạch Na-va được thông qua một cách nhanh nhất để tạo thế và lực cho Na-va, đồng thời trở thành con át chủ bài mà người Pháp đặt nhiều kỳ vọng.
Kế hoạch Na-va được thực hiện từ tháng 8 năm 1953, chia thành hai giai đoạn với tổng thời gian thực hiện là 18 tháng.
Giai đoạn một, Đông - Xuân (1953 - 1954), bao gồm việc tiến công để làm ổn định miền Trung và Nam Đông Dương, thanh toán được Liên Khu V và thực hiện chiến lược phòng ngự tích cực ở Bắc Bộ để tránh những cuộc đụng độ trên không với Việt Minh.
Giai đoạn hai, Thu - Đông 1954, sau khi đã đạt được ưu thế lực lượng về quân cơ động, chiếm thế thượng phong tại miền Trung và Nam Đông Dương, quân đội Pháp sẽ tổ chức những cuộc tiến công ở phía Bắc nhằm tạo ra một giải pháp thích hợp để giải quyết chiến tranh. Được sự dốc sức viện trợ của Mỹ, “con nhím” Điện Biên Phủ đã từ từ xù bộ lông nhọn hoắt sẵn sàng nghênh chiến.
Trong khi đội quân chủ lực của ta lui ra để có đủ thời gian củng cố trận địa thì bên phía quân đội Pháp cũng đang gấp rút xây dựng trận địa phòng ngự để đối đầu với cuộc tiến công của ta ở Điện Biên Phủ. Tiếp đó, Pháp đã cho xây dựng tại Điện Biên Phủ một tập đoàn cứ điểm mạnh nhất ở Đông Dương thời điểm đó gồm 16.200 quân đóng trên 49 cứ điểm liên hoàn trong thung lũng Mường Thanh với chiều rộng 5 cây số và chiều dài hơn 10 cây số xung quanh được bao bọc bởi các loại hàng rào, mìn, hệ thống hầm hào lô cốt kiên cố cùng hàng chục nghìn vũ khí cá nhân hiện đại khác. Tại đây, địch bố trí hỏa lực cực mạnh: gần 60 khẩu cối và trọng pháo 105 ly, 12 chiếc xe tăng M24 nặngrc;n thế giới: Chiến thắng Điện Biên Phủ giáng một đòn chí mạng vào nền móng của thực dân Pháp và can thiệp Mỹ, đánh dấu sự sụp đổ của chủ nghĩa thực dân cũ trên phạm vi toàn thế giới. Chiến thắng đã cổ vũ mạnh mẽ các dân tộc thuộc địa đấu tranh giành độc lập, nhất là các nước châu Phi, châu Mỹ la-tinh, đồng thời chứng minh một chân lý thời đại của chủ nghĩa Mác - Lênin: Các dân tộc bị áp bức, bị xâm lược nếu có ý chí kiên cường và đường lối đúng đắn, sáng tạo, biết đoàn kết, phát huy sức mạnh chiến tranh Nhân dân đấu tranh vì độc lập tự do thì dân tộc đó nhất định thắng lợi.
 
V.H.Đ
Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Hệ thống văn bản

Thư viện Video

Khai mạc Triển lãm Gốm và Sách với chủ đề “Lửa ấm làng quê”
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Vĩnh Phúc - Bản hòa âm đất nước
Truyện ngắn: Trên chuyến tàu đêm - Tác giả: Minh Ánh
Gặp gỡ tác giả bài xẩm: Vĩnh Phúc tang tình
Bến trăng - Nhạc: Minh Đoàn, thơ: Hải Thanh, trình bày: Anh Tuấn
Truyện ngắn: Người vắng mặt của nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Truyện ngắn: Khoảng trời riêng; Đồng tiền rách của nhà văn Xuân Mai
Khát vọng phát triển: Vĩnh Phúc - khát vọng phồn vinh
Vĩnh Phúc khát vọng phồn vinh
Nét xưa Vĩnh Phúc
Văn Học Nghệ Thuật - Nơi Lưu Giữ Những Đời Văn
Báo cáo Tổng kết Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc 2018- đầu 2019
Triển lãm Mỹ thuật Trẻ Vĩnh Phúc tại Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc