Cái làng to
Ngày đăng: 21/06/2022; 696
THANH KÝ
 
Đi dọc một ngày, bất kỳ ai cũng dễ dàng bắt gặp những tấm biển “khu phố văn hóa”, “tuyến đường văn minh - tự quản”, thậm chí là “kiểu mẫu”, chưa nói “đô thị thông minh”. Nó được giăng từ thành thị đến nông thôn với mật độ dày. Nhưng dưới tấm biển ấy, hầu như vẫn còn nguyên sự kỳ vọng. Phong trào đã trải thời gian dài và rất dài, nhưng sự chuyển động từ nhận thức đến hành động của mỗi người thì rất ngắn.
Còn nhớ cách đây hơn hai chục năm, làng Trại Cúp (Bình Xuyên) phải di dời, nhường đất cho phát triển công nghiệp. 200 hộ của làng Trại Cúp đã thực hiện cuộc “đại di chuyển”. Ấy là dịp cuối đông 2008.
Theo đánh giá ban đầu, đây là làng tái định cư được xây dựng đẹp cỡ nhất nước. Mỗi gia đình ở đây thực sự là một tấm gương vì sự phát triển.
Về nơi ở mới, mỗi hộ được 400 m2, trong đó có 100 m2 đất dịch vụ. Nhà nước xây dựng sẵn cho mỗi hộ 3 gian nhà, 1 gian bếp, 1 gian vệ sinh, diện tích sử dụng 49,26m2, xung quanh có đủ điện, đường, trường, trạm... 
Giờ trở lại, Trại Cúp đã không còn là… Trại Cúp, bởi quy hoạch, kiến trúc, cảnh quan bị phá vỡ. “Làng kiểu mẫu” đã không thể hiện như dự tính của những suy nghĩ một chiều. Có nghĩa rằng, việc xây dựng một làng văn hóa kiểu mẫu hoàn toàn không dễ.
Tiêu chuẩn danh hiệu “Khu dân cư văn hóa” theo Nghị định số 122/2018/NĐ-CP của Chính phủ gồm: 1- Đời sống kinh tế ổn định và từng bước phát triển; 2- Đời sống văn hóa, tinh thần lành mạnh, phong phú; 3- Môi trường cảnh quan sạch đẹp; 4- Chấp hành tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; 5- Có tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong cộng đồng.
Từ kinh nghiệm ngàn đời của những “lão nông tri điền”, tư duy nhỏ lẻ, cát cứ đang trở nên vướng víu và cản trở tư duy quản lý tầm vĩ mô trước cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
Ở đơn vị nhỏ nhất, theo Nghị định 122, các tiêu chuẩn danh hiệu về Gia đình văn hóa gồm: 1- Gương mẫu chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng; pháp luật của Nhà nước; tích cực tham gia các phong trào thi đua của địa phương nơi cư trú; 2- Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi người trong cộng đồng; 3- Tổ chức lao động, sản xuất kinh doanh, công tác, học tập đạt năng suất, chất lượng, hiệu quả.
Mỗi một tiêu chuẩn lại có nhiều tiêu chí đánh giá. Cụ thể như ở tiêu chuẩn thứ nhất: Các thành viên trong gia đình chấp hành các quy định của pháp luật; không bị xử lý kỷ luật tại nơi làm việc và học tập; chấp hành hương ước, quy ước của cộng đồng nơi cư trú; treo Quốc kỳ trong những ngày lễ, sự kiện chính trị của đất nước theo quy định; có tham gia một trong các hoạt động văn hóa hoặc văn nghệ ở nơi cư trú; thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao; thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, việc tang và lễ hội theo quy định; tham gia bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh, cảnh quan thiên nhiên của địa phương; thực hiện các quy định về vệ sinh môi trường, đổ rác và chất thải đúng giờ, đúng nơi quy định; tham gia đầy đủ các phong trào từ thiện, nhân đạo, đền ơn đáp nghĩa, khuyến học khuyến tài; sinh hoạt cộng đồng ở nơi cư trú; không vi phạm các quy định về vệ sinh an toàn thực phẩm, phòng chống dịch bệnh; không vi phạm quy định phòng, chống cháy nổ; không vi phạm pháp luật về trật tự, an toàn giao thông như: Lấn chiếm lòng đường, hè phố, tham gia giao thông không đúng quy định…
Mới thấy, để đạt cái danh hiệu “Gia đình văn hóa” khó làm sao.
Vấn đề nổi cộm là: Phải nông thôn hoá đô thị hay đô thị hoá nông thôn? Câu hỏi cần có sự giải đáp thấu đáo để có được chiến lược phù hợp ngay từ đầu, chứ không nên kéo dài tình trạng bất động sản dẫn dắt quy hoạch. 
Có người nói: Thành phố ở ta như một cái làng to, cư dân ở đó là người làng ra phố, thói quen sinh hoạt vẫn đậm chất nông dân. Dù sao, xây dựng “khu phố văn hóa”, hay là “làng văn hóa”… luôn là ước nguyện của mỗi cư dân mong muốn được sống yên ổn, kỷ cương và trong lành. Nó cần sự vào cuộc tích cực của cả hệ thống chính trị và cả cộng đồng. Khi có “khu phố văn hóa kiểu mẫu”, “làng văn hóa kiểu mẫu” được sự đồng thuận của đa số, ắt sẽ có sự học tập và làm theo. Nói cách khác là có thể nhân rộng mẫu hình một cách hiệu quả.
 
T.K
 
Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Hệ thống văn bản

Thư viện Video

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Vĩnh Phúc - Bản hòa âm đất nước
Truyện ngắn: Trên chuyến tàu đêm - Tác giả: Minh Ánh
Gặp gỡ tác giả bài xẩm: Vĩnh Phúc tang tình
Bến trăng - Nhạc: Minh Đoàn, thơ: Hải Thanh, trình bày: Anh Tuấn
Truyện ngắn: Người vắng mặt của nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Truyện ngắn: Khoảng trời riêng; Đồng tiền rách của nhà văn Xuân Mai
Khát vọng phát triển: Vĩnh Phúc - khát vọng phồn vinh
Vĩnh Phúc khát vọng phồn vinh
Nét xưa Vĩnh Phúc
Văn Học Nghệ Thuật - Nơi Lưu Giữ Những Đời Văn
Báo cáo Tổng kết Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc 2018- đầu 2019
Triển lãm Mỹ thuật Trẻ Vĩnh Phúc tại Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc