Tìm lại câu nói có vần để ghi nhớ chữ Nho
Ngày đăng: 29/05/2023; 169
NGUYỄN QUÝ ĐÔN
 
Bạn hãy nhận xét hai chữ Nho sau đây, xem chúng giống nhau ở điểm nào và khác nhau ở điểm nào?
-
Nếu đọc cả một hàng chữ dài, đọc cả một quyển sách vài chục trang, liệu chừng bạn có bị lầm lẫn hay không?
Nhà thơ Trần Tế Xương thi Hương đến lần thứ 14, chỉ vì nhìn nhầm một chữ mà bị đánh hỏng, cam chịu làm ông tú Bền, không bước lên học vị Hương Cống được, buồn bực cả cuộc đời!
Chữ thứ nhất là chữ (冶) nghĩa là đúc nên, là đẹp, dùng trong câu:
“Dã tràng se cát biển Đông,
Nhọc mình mà chẳng nên công cán gì!”
Dã tràng là một loại cua nhỏ sống ở vùng nước mặn. Nó viên cát ướt thành những viên bi tròn, xếp lần lượt cạnh nhau thành từng đám từng vạt. Nhưng cứ hễ vun xong thì lại bị sóng cuốn xô ập vào, san phẳng, tất cả cùng biến mất. Người ta nói “công dã tràng” là loại công việc vô ích, tương đương với nhóm từ công cốc. Con cốc đi trước mò cá, con cò đi sau thấy cá là đớp liền. Bởi thế, tục ngữ có câu: “Cốc mò, cò xơi”.
Chữ thứ hai là chữ trị (治), nghĩa là sửa. Chữ này được dùng trong các từ tổ như: Tự trị, thống trị, cai trị, trị vì, trị nhậm, trừng trị,...
Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu xem chúng giống nhau ở điểm nào!
- Mỗi chữ đều có 3 bộ phận ghép lại, bộ phận chỉ loại, bộ phận chỉ ý, bộ phận chỉ hình. Còn chúng khác nhau chỉ ở một cái chấm (.). Cái (.) này buộc chúng ta phải đọc khác nhau. Chữ thứ nhất là , chữ thứ hai là trị, như đã nói ở trên.
Chữ (冶) có bộ băng (冫), một chấm và một phảy hất. Băng là nước có thể đông cứng.
Chữ trị (治) có bộ thủy (氵), hai chấm và một phảy hất. Thủy là nước ở thể lỏng.
Hai bộ phận bên phải, gồm bộ khư (厶) và bộ khẩu (口), cấu tạo thành chữ thai (台) hoặc chữ đài (台), viết giống hệt nhau. Thai là từ để tôn xưng các bậc quan lại như Hiến thai, Phụ thai. Đài là đài trạm, nơi canh gác ngoài biên thùy như Đài Loan, Đài Bắc...
Đấy là hai chữ khác nhau chỉ căn cứ vào một dấu chấm (.), nếu để nhòe, nhìn vội có thể đọc sai.
Tiếp đến, xin giới thiệu hai chữ Nho chỉ khác nhau ở một dấu phảy để bạn đọc dễ nhận biết:
-
Hai chữ này viết riêng ra đây, tất nhiên dễ phân biệt hơn là để lẫn lộn trong một quyển sách chữ Nho dày cộp hay khắc trên một tấm bia đá, nửa mòn, nửa rêu phong.
- Chữ thứ nhất là chữ đại (代), nghĩa là thay, dùng trong từ tổ: Đại biểu, đại diện, người thay mặt tập thể.
- Chữ thứ hai là chữ phạt (伐), thêm một dấu phảy, nghĩa là đánh, dùng trong từ tổ: chinh phạt, phạt tội, trừng phạt,...
Lấy một thí dụ khác có 3 chữ:
- -
- (俟) nghĩa là đợi.
- Hầu (侯) là tước hầu, đứng thứ 2 trong 5 tước cao của triều đình: Công, hầu, bá, tử, nam.
- Hậu (侯) là dò xét trong từ tổ hậu tra. Hậu là tiết trời trong từ tổ khí hậu.
Chữ Nho còn giống nhau về cách phát âm nữa như chữ đề có tới 15 từ đồng âm khác nghĩa, chữ đồng có tới 19 từ đồng âm khác nghĩa, gây nên sự lầm lẫn. Trường hợp “Thoát Hoan chui vào ống đồng” là ống bằng đồng hay cái ống bằng tre rỗng? - Cho đến nay vẫn còn hồ nghi.
Chính vì chữ Nho hay giống nhau như các thí dụ kể trên, các cụ nhà Nho của ta thuở trước đã đặt ra nhiều câu nói có vần để tự học và truyền bá cho thế hệ sau.
Có thể kể đến 3 chữ sau để bạn đọc dễ hiểu:
- Chữ tị (巳), bộ ất (乙) thò lên một tí.
- Chữ kỷ (几), bộ ất (乙) thụt hẳn xuống tới khuỷu nối tiếp.
- Chữ (已), bộ ất (乙) chưa lấp kín chữ khẩu (口).
Các cụ lão Nho dạy học trò và tự nhẩm cho mình khi viết là:
“Tị thó, kỷ thụt, dĩ lửng lơ”.
Nếu chữ (已) viết có 2 nét sẽ thành chữ tiết (卩), dùng làm bộ chữ có tính chất chỉ sự.
Nếu chữ tị (巳) thêm một nét sổ nữa sẽ thành chữ ba (巴) là tên đất như Cu Ba, Ba Tư, Ba Lan...
+ Chữ tị (巳) là chi tị, chi thứ 6 trong 12 chi. Từ 9 giờ sáng đến 11 giờ trưa là giờ tị. Ngày tị đầu tháng Ba gọi là ngày thượng tị.
+ Chữ kỷ (几) là can kỷ, can thứ 6 trong 10 can, kỷ là mình, là riêng như vị kỷ, ích kỷ.
+ Chữ (已) là thôi như “nghiêu nghiêu bất dĩ”, nhai nhải chẳng thôi, như dĩ nhiêu (đã rồi), dĩ nhi (đã mà),...
Để phân biệt các chữ đồng âm khác nghĩa, câu nói có vần thuở xưa nhắc nhở:
- Nhân (人) đứng cạnh khả (可): (何)
- Thủy (氵) đứng cạnh khả (可): Dạt dào dòng sông
- Thảo (艹) đứng cạnh khả (可): Bất công bạo tàn
Hoặc phân biệt từ đồng (同) (cùng), các cụ bảo:
- Đồng (同) là đồng chí, đồng tâm, đi cùng bộ kim (金) để chỉ đồng mâm, đồng nồi.
- Đồng (筩) là ống rỗng, ta thời nhớ ghi.
Có khi để minh họa phương pháp hội ý trong Lục thư, thầy đồ nhắc nhở:
Người (人) cùng một miệng (口) rõ rồi. Chính là chữ hợp (合) chung lời đồng tâm”.
Hoặc:
Mười lần (十) truyền miệng (口) cổ (古) xưa, đóng khung cái cũ, ta thừa bền lâu, là chữ cố (固), có nghĩa kiên cố, chắc chắn”.
Các chữ cấu tạo kiểu hội ý ta thấy:
- Nhân (人), nhất (一), khẩu (口) ghép lại nhau thành chữ hợp (合) là họp lại.
- Thập (十), khẩu (口) ghép lại với nhau thành chữ cổ (古) nghĩa là xưa, cũ.
- Bộ vi (口) trong có chữ cổ (古) thành chữ cố (固), dùng trong tiếng Việt là cố học, cố gắng, cố sức, dùng trong chữ Nho là kiên cố, ngoan cố, cố nhiên...
Đối với các chữ Nho có nhiều nét như chữ đức (徳), nếu thuộc câu văn vần sẽ viết ngay ra được:
“Chim chích mà đậu cành tre
Thập () trên, tứ () dưới, nhất () đè chữ tâm ()”
Cứ thao tác đúng như thế ta sẽ có được chữ đức (徳) và suốt đời không quên được: Đạo đức (lối sống tốt), đức hạnh (nết tốt),...
Đến chữ kỳ mới thật buồn cười. Chữ Nho có tới 38 chữ kỳ đồng âm khác tự dạng, khác nghĩa. Riêng có chữ kỳ hay dùng đến, thường thấy trên hoành phi, câu đối, trong sách vở, thì thầy đồ khẽ khàng chỉ bảo học trò:
 “2 ngang, 2 sổ; 2 tổ bồ cu; 2 củ từ treo lủng lẳng”.
Rõ ràng là chữ kỳ (其), tiếng nôm dịch là thửa, dùng làm giới từ trong câu văn. Tùy theo văn cảnh chữ thửa có thể chuyển sang nghĩa khác, thí dụ: Thế (其) kỳ (其) xương (昌). Nghĩa là các đời thửa thịnh. Chữ thửa có thể hiểu thành các đời đều được thịnh.
Hoặc: Kỳ nhân kỳ sự (其人其事). Thì chữ kỳ có nghĩa là ấy, là nào (thay cho chữ thửa). Nghĩa của câu sẽ là: Người nào việc ấy (nấy)...
Các bạn thấy học chữ Nho dù có khó nhưng mà hay, mà chí lý lắm. Người Triều Tiên và Hàn Quốc dùng tới 40% chữ Nho. Người Việt Nam dùng tới 80% chữ Nho. Nếu không chịu khó nghiên cứu chữ Nho mà khi đọc, nói, viết cứ tùy tiện, e rằng “bút sa gà chết” đấy!
 
N.Q.Đ

 

Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Hệ thống văn bản

Thư viện Video

Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Vĩnh Phúc - Bản hòa âm đất nước
Truyện ngắn: Trên chuyến tàu đêm - Tác giả: Minh Ánh
Gặp gỡ tác giả bài xẩm: Vĩnh Phúc tang tình
Bến trăng - Nhạc: Minh Đoàn, thơ: Hải Thanh, trình bày: Anh Tuấn
Truyện ngắn: Người vắng mặt của nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Truyện ngắn: Khoảng trời riêng; Đồng tiền rách của nhà văn Xuân Mai
Khát vọng phát triển: Vĩnh Phúc - khát vọng phồn vinh
Vĩnh Phúc khát vọng phồn vinh
Nét xưa Vĩnh Phúc
Văn Học Nghệ Thuật - Nơi Lưu Giữ Những Đời Văn
Báo cáo Tổng kết Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc 2018- đầu 2019
Triển lãm Mỹ thuật Trẻ Vĩnh Phúc tại Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc