Thưởng thức bài “Tặng nội nhân” của Trương Hộ (1) (766 - 835) - nhà thơ Trung Quốc thời Trung Đường
Ngày đăng: 27/10/2023; 280
TRẦN TRỌNG SÂM
 
Phồn thể:
Giản thể:
赠内人
禁门宫树月痕过,
媚眼惟看宿鹭窠。
斜拔玉钗灯影畔,
剔开红焰救飞蛾。
Âm Hán Việt:
          Tặng nội nhân
Cấm môn cung thụ nguyệt ngấn qua,
Mị nhãn duy khan túc lộ khoa.
Tà bạt ngọc thoa đăng ảnh bạn,
Tích khai hồng diễm cứu phi nga.
 
1. Chú thích:
- Nội nhân (): Người trong đại nội. Đại nội là chỉ hoàng cung. Người trong đại nội là người trong hoàng cung. Người trong hoàng cung có nhiều loại. Ở đây thi nhân ngầm chỉ một loại cung nữ. Cung nữ lại có nhiều loại, có người ở bộ phận tạp vụ, có người ở trong ban, đội nhạc cung đình... Cung nữ khác cung phi, được tuyển vào cung đến một thời gian nào đó được về nhà chứ không phải ở trong cung vĩnh viễn. Thời Đường đã thành lập đội nhạc cung đình hoàn chỉnh. Những nữ nhạc công có nhan sắc lại hát hay múa giỏi, đàn cừ thì được gọi là nội nhân. Số cung nữ này chiếm rất ít. Trình độ ca vũ, đàn kém hơn thì gọi là cung nhân. Số người này tương đối nhiều. Vì vậy, tặng “nội nhân” không có nghĩa là “tặng vợ” và “gửi vợ” như hai vị Lê Nguyễn Lưu và Ngô Văn Phú đã dịch.
- Cấm môn cung (): Đảo ngược của cấm cung môn, cửa cung cấm
- Thụ (): Là cây
- Ngấn (): Ở đây có nghĩa là dịch chuyển. “Cấm môn cung thụ nguyệt ngấn qua” có nghĩa là trăng đã từ cửa cung cấm dịch chuyển đến đầu rặng cây trong cung.
- Mị (): Là xinh đẹp
- Duy (): Là duy nhất
- Khán (): Là nhìn. Âm Hán Việt của chữ () là khán, ở đây phiên âm là khan vì để phù hợp với âm vận trắc, bằng của câu thơ
- Túc (宿): Là tá túc, ở, trú, yên nghỉ
- Lộ khoa (): Là tổ cò. Lộ khoa chứ không phải lộ oa hay lộ khỏa như một số bản đã phiên âm
- (): Là nghiêng
- Bạt (): Là rút, nhổ
- Ngọc thoa (): Trâm cài đầu bằng ngọc
- Đăng ảnh (): Là ánh đèn
- Bạn (): Bên cạnh
- Tích khai (): Khêu, gạt. Tích khai chứ không phải dịch khai như một số bản đã phiên âm
- Hồng diễm (): Tâm đèn, bấc đèn
- Phi nga (): Con thiêu thân
 
2. Dịch nghĩa:
 
Tặng nội nhân
 
Trăng đã từ cửa cung cấm dịch chuyển đến đầu rặng cây trong cung, đôi mắt xinh đẹp (của nội nhân) duy nhất chỉ nhìn tổ cò đang ngủ trên cây. Bên ánh đèn, (nội nhân) nghiêng mình nhẹ rút trâm cài đầu bằng ngọc, khêu tâm đèn hòng cứu vãn con thiêu thân đang lao nhanh vào đèn.
Bài thơ này thuộc loại thơ tả nỗi oán trong cung. Câu đầu vừa chỉ địa điểm, vừa chỉ thời gian đã về khuya, trăng đã lên cao. Nội nhân không sao ngủ được, điều đó cho biết trong lòng nội nhân có nhiều lo lắng, nhiều tâm sự, nhiều uẩn khúc. 3 câu sau nói lên một số việc làm của nội nhân trong đêm vắng.
Trong sân cung đình có nhiều cái đáng ngắm, đáng nhìn sao nội nhân lại chỉ duy nhất nhìn về tổ cò đang ngủ trên cây. Đây chắc là nội nhân hâm mộ cảnh đôi cò có chỗ yên nghỉ, có chỗ quy túc sau một ngày kiếm ăn. Còn nơi quy túc, nơi yên nghỉ của mình không biết khi nào mới có, bao giờ mình mới được ra khỏi cung để về quê hương. Đôi chim cò được tựa nhau, gác mỏ nhau mà ngủ, tình cảm biết bao, còn mình đêm dài vẫn đơn bóng, khao khát tình yêu mà không sao có được. Vì vậy mà thổn thức không ngủ được.
Hai câu cuối, tả nội nhân gạt tâm đèn cứu con thiêu thân. Thiêu thân vào buổi tối thấy ánh sáng đèn liền lao vào, chết mà không biết. Còn nội nhân tự thấy mình được vào cung cũng như thiêu thân lao vào chỗ ánh sáng, chỗ quang minh, cũng không tránh khỏi tan nát mọi nguyện vọng, mọi ước mơ thiết thân của mình. Nhìn thiêu thân mà tự nghĩ đến mình, nghĩ đến mình mà thương cho con thiêu thân nên nảy ra ý cứu thiêu thân.
Dưới đây xin giới thiệu một số dịch giả đã dịch bài thơ này để bạn đọc tham khảo.
 
Bản dịch của Lê Nguyễn Lưu:
Dịch xuôi:
Tặng vợ
  Ánh trăng chiếu qua cây cối ở cửa cung cấm,
  Đôi mắt mơ màng đăm đăm nhìn tổ cò ngủ.
  Rút nghiêng cành thoa ngọc bên ánh đèn,
  Khêu ngọn lửa hồng để cứu con phi nga.
Dịch thơ:
  Vườn cây cửa cấm ánh trăng nhòa,
  Mãi ngắm hang cò mắt dõi xa.
  Nghiêng rút cành trâm bên đĩa nến,
  Nhẹ khơi ngọn lửa cứu phi nga.
(Trang 1071, Đường thi tuyển dịch, Nxb. Thuận Hóa, 1997)
Bản dịch của Ngô Văn Phú:
Dịch nghĩa:
Gửi vợ
  Cửa cấm, cây trong cung điện, giải trăng đi qua,
  Vành mi đẹp ngước lên tổ cò ngủ.
  Nghiêng rút chiếc thoa ngọc bên bóng đèn,
  Khơi ngọn lửa sáng cứu con thiêu thân.
Dịch thơ:
  Cây lồng, cung cấm, giải trăng lu,
  Mi đẹp nhìn lên phía tổ cò.
  Thoa ngọc bên đèn, tay khẽ rút,
  Nhẹ nhàng cứu bướm, gạt quầng hoa.
(Trang 668, 300 bài thơ Đường, Nxb. Hội Nhà văn, 2000)
 
Bản dịch của Nguyễn Thị Bích Hải:
Vòm vây cung cấm ánh trăng xuyên
Chiếc tổ cò con mãi ngắm nhìn
Bên đèn vội rút cành thoa ngọc
Gạt ngay ngọn lửa cứu thiêu thân.
(Nguồn: thivien.net)
 
Bản dịch của mailang:
Trăng sáng cây cung, lọt cấm song,
Tổ hang cò ngủ, mắt ưa trông.
Bên đèn trâm ngọc nghiêng đầu rút,
Gạt cứu phi nga khỏi lửa hồng.
(Nguồn: thivien.net)
 
Bản dịch của Trương Việt Linh:
Trăng đọng vòm cây trong cấm cung
Tổ cò cung nữ dõi nhìn xem
Bên đèn vội rút cành trâm ngọc
Gạt ngọn đèn khuya cứu bướm đêm.
(Nguồn: thivien.net)
 
T.T.S
 
(1) Một số dịch giả dịch là Trương Hựu.
Lọc tin tức - bài viết
Chuyên mục:
Sự kiện:
Nội dung:
Danh sách tin tức - bài viết

Hệ thống văn bản

Thư viện Video

Khai mạc Triển lãm Gốm và Sách với chủ đề “Lửa ấm làng quê”
Ngày thơ Việt Nam lần thứ 22 tại Vĩnh Phúc - Bản hòa âm đất nước
Truyện ngắn: Trên chuyến tàu đêm - Tác giả: Minh Ánh
Gặp gỡ tác giả bài xẩm: Vĩnh Phúc tang tình
Bến trăng - Nhạc: Minh Đoàn, thơ: Hải Thanh, trình bày: Anh Tuấn
Truyện ngắn: Người vắng mặt của nhà văn Nguyễn Nhuận Hồng Phương
Truyện ngắn: Khoảng trời riêng; Đồng tiền rách của nhà văn Xuân Mai
Khát vọng phát triển: Vĩnh Phúc - khát vọng phồn vinh
Vĩnh Phúc khát vọng phồn vinh
Nét xưa Vĩnh Phúc
Văn Học Nghệ Thuật - Nơi Lưu Giữ Những Đời Văn
Báo cáo Tổng kết Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc 2018- đầu 2019
Triển lãm Mỹ thuật Trẻ Vĩnh Phúc tại Hội Văn Học Nghệ Thuật Vĩnh Phúc